Nhiệt miệng không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nó thường xảy ra với tất cả mọi người ít nhất một lần trong đời. Nhiệt miệng không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị ngay sẽ gây khó chịu trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Dưới đây là những loại rau, củ, quả rất tốt cho những nhiều đang bị nhiệt miệng, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.
1. Mướp đắng: Giúp làm dịu đi cảm giác nóng rát, tạo cơn khát giúp chúng ta uống nhiều nước hơn, điều đó làm giảm viêm ở những vị trí bị nhiệt.
2. Bầu: Bầu giúp giải độc trong cơ thể, hạ sốt.
3. Dưa chuột: Là một loại rau rất nhiều nước, xay nước uống hoặc ăn cùng thức ăn hàng ngày là một phương án tuyệt vời, nó giúp giải nhiệt cơ thể vô cùng hiệu quả.
4. Củ cải trắng: Giúp giải độc cơ thể rất tốt.
5. Dưa bở: Là một loại trái cây bổ dưỡng, giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt.
6. Dưa hấu: Là một loại trái cây có tính chất mát, nhiều nước. Nó giúp cơ thể giảm đi sự mệt mỏi, giúp các vết loét mau lành.
7. Bưởi: Bưởi giúp bài tiết chất độc trong cơ thể, giảm chứng đầy hơi và làm mát cơ thể.
8. Nước dừa: Ngoài chức năng giải khát thì nước dừa cũng cung cấp những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Uống nước dừa mỗi ngày giúp các vết thương do nhiệt gây ra mau lành hơn.
9. Cà chua: Để trị nhiệt miệng, hãy ép cà chua lấy nước sau đó ngậm khoảng 4 lần trong ngày. Với vị chua, hơi ngọt thì cà chua có tác dụng thanh nhiệt cũng như giải độc hiệu quả.
10. Khế: Khế tươi từ 2 - 3 quả, giã nát, đun sôi sau đó ngậm vài lần trong ngày. Loại khế chua giúp tân sinh dịch nhiều hơn, thanh nhiệt giải độc rất tốt.
11. Rau má: Rau má có tính hàn, cay, đắng. Trong cây rau má có hóa chất Triteroenoids, có tác dụng làm lành vết thương, chữa nhiệt miệng nhanh chóng, tăng cường chất oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét.
12. Nước cam, chanh: Nước cam, chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.
13. Rau diếp cá: Dùng 100g rau diếp cá nhặt bỏ phần già, đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem xay nhuyễn rồi uống ngày 2-3 lần sẽ giúp giải nhiệt cơ thể và làm vết loét do nhiệt miệng mau lành hơn.
14. Quả mộc qua: Đun sôi quả mộc qua uống như một thức uống hằng ngày. Nó giúp giải nhiệt, tăng khả năng tiêu hóa.
15. Lá húng chó: Lá húng chó có tính ấm, chứa tinh dầu, khả năng làm mát máu, giảm đau kháng viêm, vì vậy rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng.
Hạ Tú (Theo Giadinhvietnam.com)