Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thế này, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, trong nhà và ngoài trời khiến nhiều người bị cảm cúm, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Kính áp tròng ngày càng được mọi người ưa chuộng bởi vì sự tiện lợi của nó mang lại. Tuy nhiên, khi đeo kính áp tròng cần lưu ý rất nhiều vấn đề, nếu không sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực, sức khỏe.
Một trong số đó chính là việc nếu cơ thể bị cảm cúm thì có nên đeo kính áp trong không? Câu trả lời là không.
Cảm cúm là do nhiễm virus cấp tính, virus xâm nhập vào cơ thể làm giảm đáng kể khả năng miễn dịch của cơ thể, ngoài các triệu chứng như ho, sốt thì đôi khi mắt còn có thể bị đỏ, sưng tấy, khó chịu. Vì vậy việc đeo kính áp tròng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.
(Ảnh minh họa)
Vì vậy, đối với những bệnh nhân bị cảm, sốt, nhất là những bệnh nhân bị cảm nặng, tốt nhất nên ngừng đeo kính áp tròng trong thời gian bị bệnh để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài ra, trong quá trình đeo kính áp tròng, để đảm bảo an toàn, bạn hãy chú ý thêm những điều sau:
Khi đeo kính áp tròng nên có thuốc nhỏ mắt nhân tạo để tránh làm khô giác mạc mắt. Để mua chính xác loại thuốc này bạn nên đến tham khảo ý kiến của bác sĩ và kê đơn thuốc.
Sau khi đeo kính áp tròng, nếu có cảm giác đau và khó chịu, vui lòng kính ra ngay, rửa sạch và đeo lại. Nếu vẫn còn cảm giác khó chịu, hãy ngừng đeo kính ngay lập tức và nhỏ thuốc nhỏ mắt kháng sinh dự phòng ngày 2 - 3 lần! Và đi khám bác sĩ kịp thời để tìm ra nguyên nhân.
Trước khi đi ngủ hoặc sau 8 – 10 giờ sử dụng kính áp tròng, bạn nên tháo kính ra và ngâm vào dung dịch bảo quản.
(Ảnh minh họa)
Luôn luôn phải rửa tay sạch với xà phòng trước khi sử dụng kính áp tròng, tránh vi khuẩn thâm nhập vào mắt. Nếu bạn cảm thấy mắt có cảm giác bị xốn, cộm, nóng rát và đỏ, bạn phải lấy kính ra khỏi mắt ngay và đi khám vì có thể mắt bạn không thích ứng được với dung dịch bảo quản kính.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt. Khi đeo kính áp tròng, bạn nên bỏ kính khi đi ngủ, ngay cả ngủ trưa, không nên đeo khi đi bơi hay tiếp xúc gần với bếp gas, lửa, nguồn hơi nóng… Vì những tác nhân trên sẽ làm tròng kính co lại, gây tổn thương mắt.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)