Thực tế, ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có thể cho chúng ta một số tín hiệu nhưng hầu hết mọi người đều không chú ý nên có thể chậm trễ thời gian điều trị tốt nhất.
Khi phụ nữ nhìn thấy "chấm" nhỏ này trong quần lót, có thể cơ thể đang muốn "tiến gần" đến căn bệnh ung thư cổ tử cung, vì vậy tốt nhất đừng bất cẩn.
Trước hết, chúng ta đều biết rằng hầu hết tử cung phụ nữ đều thải một số chất như bã đậu. Tuy nhiên, loại dịch tiết này nhìn chung có màu trắng hoặc trong suốt, ra nhiều hơn trong thời kỳ rụng trứng, lúc bình thường nó cũng tương đối loãng. Tuy nhiên nếu chị em quan sát thấy hiện tượng xuất huyết có màu bất thường trên quần lót sẽ thấy có màu vàng, thậm chí vàng-xanh, điều này là dấu hiệu không bình thường.
Đây có thể là dấu hiệu do một số viêm nhiễm trong tử cung hoặc khung chậu. Ngoài ra, nếu thường xuyên phát hiện có lẫn máu cục thì tình trạng này rất nghiêm trọng, có thể cổ tử cung đã bị ung thư.
Nhìn chung, ung thư cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi sau khi sinh nở, đối với phụ nữ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Lúc này, sức đề kháng trong cơ thể giảm sút, rất dễ bị các tế bào ung thư xâm nhập. Mặt khác, phụ nữ khi lớn tuổi sẽ đối mặt với sự suy giảm về mọi mặt của hệ sinh sản, chức năng điều tiết của cơ thể cũng suy giảm, trường hợp này cũng rất dễ kích động một số bệnh ung thư.
Dưới đây là một số điều phụ nữ cần làm để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung:
Thói quen sinh hoạt
Trong thời gian bình thường, hãy đảm bảo hình thành thói quen vệ sinh tốt. Thay và giặt đồ lót thường xuyên, và giặt bằng bột giặt chuyên dụng. Chú ý không để lẫn với quần áo khác, sau khi giặt cố gắng phơi nắng để có thể khử trùng và diệt khuẩn hoàn toàn. Ngoài ra, nói chung, mỗi chiếc quần lót nên được loại bỏ sau hai hoặc ba tháng mặc.
Đời sống tình dục
Khi quan hệ tình dục cần lưu ý không nên quá thường xuyên, đồng thời chú ý vệ sinh sau khi giao hợp. Ngoài ra, bạn phải chú ý không nên thay đổi bạn tình quá thường xuyên, nếu không sẽ mắc một số bệnh phụ khoa, thậm chí là ung thư cổ tử cung.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)