Vào mùa đông, bưởi vừa ngon ngọt mà giá lại rẻ. Đặc biệt, bưởi rất tốt cho sức khỏe khi có nguồn vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm sốt, ngăn ngừa bệnh ung thư miệng và ung thư dạ dày, đột quỵ và đau tim... Chính vì vậy, nhiều người sử dụng bưởi để làm món tráng miệng sau khi ăn cơm.
Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng ăn bưởi cũng cần phải phải đúng cách nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong lúc ăn cơm, nếu bạn uống rượu bia hoặc các loại nước uống có chứa ethanol hay đang hút thuốc lá thì không nên ăn bưởi. Vì trong bưởi có chất Puranocoumarin làm tăng men ruột, khiến tăng độc tính của nicotin trong thuốc lá và ethanol trong bia rượu, gây hại cho sức khoẻ. Thông thường, phải sau khi uống rượu bia 48h mới nên ăn bưởi.
Ngoài ra, có những người này cũng không nên ăn bưởi:
Bệnh nhân tiêu chảy có hệ tiêu hóa kém
Bưởi có tính lạnh, người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng khiến tình trạng thêm nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng.
Người đang dùng những loại thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm béo: Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
- Thuốc chống dị ứng: Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
- Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride... Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các loại thuốc có chứa thành phần trên có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Những người đang sử dụng thuốc như thuốc giảm béo, thuốc chống dị ứng không nên ăn bưởi để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc
Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi. Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế loại thực phẩm này.
Ăn bưởi sao cho đúng?
Ăn bưởi có thể hạn chế lượng tinh bột dung nạp vào cơ thể, vì thế giúp giảm nỗi lo lắng về bệnh đái tháo đường.
- Các bệnh nhân đái tháo đường cũng được khuyến khích nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày, tương đương với ăn 1 quả bưởi/ ngày để cải thiện tình hình bệnh tật.
- Nước ép bưởi cũng được rất nhiều người dùng để trị tiểu đường. Tác dụng sẽ gia tăng nếu ăn cả bã của múi bưởi. Liều dùng tùy người, trung bình 2-4 múi mỗi ngày.
- Người phải áp dụng chế độ ăn kiêng cũng nên ăn bưởi thường xuyên, bởi lẽ bưởi có khả năng “đốt cháy” các chất béo và calo dư thừa.
Mặc dù bưởi có những lợi ích tuyệt vời như vậy, nhưng điều này không có nghĩa là bạn chỉ ăn riêng bưởi là đủ, mà bạn cần ăn bổ sung đa dạng các loại rau xanh và trái cây khác.
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)