Ðào - Prunus persica Stokes (Amygdalus persica L.), thuộc họ hoa hồng (Rosaceae), còn có tên gọi khác là quả sơn đào, mao đào, bạch đào hồng đào... Quả đào hơi vàng, hơi đỏ, có vỏ mượt như nhung, cùi thịt trắng hoặc vàng, nhiều nước (tùy từng loại).
Có hai loại đào: loại có vỏ mượt như nhung được gọi là Đào và loại khác có vỏ nhẵn gọi là Xuân đào. Thành phần chủ yếu có các loại protein, chất béo, các loại đường glucose, glucosa, đường saccarose, caroten, vitamin B1, B2, C, PP và các chất sắt, canxi, photpho...
Dưới đây là những lợi ích mà trái đào mang lại cho chúng ta.
Giải độc thận
Đào là nguồn niacin, thiamin, kali và can-xi tuyệt vời. Đào cũng có hàm lượng cao beta-caroten - một chất chống ô-xy hóa chuyển thành vitamin A. Nó rất cần cho sức khỏe của tim và mắt.
Người có chế độ ăn hàm lượng vitamin A cao ít bị đục thủy tinh thể hơn. Lượng chất chống ô-xy hóa trong quả đào cũng hỗ trợ duy trì hệ tiết niệu và tiêu hóa. Nó cũng được coi là một chất làm sạch và giải độc cho thận.
Tốt cho tim mạch
Quả đào có hàm lượng chất xơ cao. Có 2 loại chất xơ: chất xơ không hòa tan (không tan trong nước) và chất xơ hòa tan. Chất xơ không hòa tan có lợi cho sức khỏe tim vì nó rút nước và làm tăng khối phân, giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng. Việc làm sạch thành ruột cũng làm tăng lượng chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu và giải độc cho cơ thể. Chất xơ không hòa tan cũng giúp giảm nồng độ cholesterol.
Ngừa thiếu máu, thúc đẩy tạo máu
Trong thịt quả đào chứa nhiều sắt, chỉ đứng sau quả anh đào. Do chất sắt tham gia tạo máu trong cơ thể, cho nên ăn đào giúp thúc đẩy khả năng tái sinh hemoglobin, theo đó phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Chống đông máu
Nghiên cứu dược lý cho thấy, chất chiết từ đào nhân (nhân hạt đào) ức chế kết tập tiểu cầu, do vậy có tác dụng chống đông máu rất tốt và tác dụng tan máu yếu.
Chống xơ gan, lợi mật: chất chiết từ đào làm giãn tĩnh mạch cửa, thúc đẩy gan tuần hoàn máu và nâng cao hoạt tính collagenase mô gan, cũng như thúc đẩy chuyển hóa collagenase trong gan, có tác dụng điều trị tốt đối với chai gan, xơ gan. Còn làm cho các hồng cầu tuần hoàn trong gan tăng tốc, thúc đẩy bài tiết dịch mật.
Trị ho bình suyễn
Trong đào có chứa amygdalin, emulsin, sau khi thủy phân có tác dụng trấn tĩnh trên cơ quan hô hấp, giúp trị ho bình suyễn.
Phòng chống ung thư
Sản phẩm thủy phân của amygdalin chứa trong đào là hydrocyanic acid và benzoic aldehyde có tác dụng phá hỏng đối với tế bào ung thư.
Lợi tiểu
Trong hoa đào (hoa đào nhân) có chứa phenols, có tác dụng lợi tiểu, trừ thủy khí, tiêu thũng, chữa hoàng đản.
Làm đẹp da
Lượng chất chống ô-xy hóa trong quả đào cũng hỗ trợ duy trì hệ tiết niệu, tiêu hóa đặc biệt là làm đẹp da mặt.
Đặc biệt, khi chín, lượng vitamin C tăng cao hơn rất nhiều, bạn có thể xay đào chín
với sữa chua để có làn da căng mịn.
Với da nhiều nếp nhăn, khô và sạm, các chị có thể kết hợp Đào chín với mật ong và lòng đỏ trứng gà. Chỉ sau 1-2 tháng, chắc chắn các chị sẽ cảm thấy da mịn hơn, sáng hơn.
Giảm cân
100 gram đào chỉ có 46 calo – đây là một lý do khác giải thích tại sao đào lại là trái cây tuyệt vời dành cho những người đang mong muốn giảm cân. Nó khiến bạn thấy không thèm đường nhưng vẫn hoạt bát và không cần bổ sung thêm calo.
Đào cũng giàu vitamin A, có nhiều carotenoid nên sẽ giúp bạn chống lại các tác hại của tia nắng mặt trời ảnh hưởng đến mắt.
Lưu ý:
Khi bạn ăn quá nhiều đào sẽ tạo ra nhiệt quá mức trong cơ thể. Do đó, những người bị khát nước hoặc đau cổ họng không nên ăn quá nhiều đào.
Lưu ý khi lưu trữ quả đào tươi, bạn không nên để trong tủ lạnh vì chúng sẽ không chín. Nếu muốn quả đào chín thì nên đặt vào trong một túi giấy màu nâu để đào chín nhanh hơn. Khi đào chín, hãy cho chúng vào túi nhựa và để vào tủ lạnh.
Tuy không phổ biến, quả đào có thể gây các phản ứng dị ứng ở một số người. Những triệu chứng này bao gồm hội chứng dị ứng miệng, mày đay tiếp xúc, các triệu chứng đường tiêu hóa và đường hô hấp. Hạt đào chứa các chất có khả năng phân hủy phân tử đường và khí hydrogen cyanide. Liều cao những hóa chất này có thể nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Theo Nguoiduatin.vn