Tuy gừng có nhiều lợi ích nhưng phải ăn vừa phải thì mới tốt cho sức khỏe, ăn không đúng thậm chí sẽ gây ung thư, không tin thì hôm nay chúng ta hãy cùng nói về vấn đề này.
Vậy tại sao lại nói gừng ăn sai có thể gây ung thư?
1. Gừng thối
Chúng ta thường thấy hàng giảm giá đặc biệt trong siêu thị, nhiều người thích đi mua nhiều về nhà, thực ra điều này không tốt, đặc biệt là củ gừng nhìn không được tươi và hơi xấu. Một số người nói là rẻ nên mua. Nhìn bề mặt bị hỏng tưởng rửa sạch rồi ăn không sao, nhưng thực ra không phải như vậy, dân gian có câu “gừng thối không có mùi hôi” nhưng loại gừng như vậy sẽ sinh ra độc tố gây ung thư khi đã hỏng.
2. Gừng xông khói lưu huỳnh
Ai cũng thích đẹp, nhìn bắt mắt nên điều này cũng mang lại cơ hội kinh doanh cho một số người buôn bán vô lương tâm, một số thương gia đã xông khói sản phẩm bằng lưu huỳnh để sản phẩm nhìn đẹp mắt và bán được giá. Ăn phải loại gừng như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe, tiêu thụ quá nhiều lưu huỳnh hun khói trong thời gian dài sẽ tạo gánh nặng cho quá trình chuyển hóa của gan và gây ung thư.
3. Safrole có nguy cơ ung thư
Nhiều người có thể chưa nghe nói đến safrole, nhưng thứ này luôn tồn tại. Nó cũng có thể gây ung thư. Nếu ăn lượng lớn safrole trong thời gian dài, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ không kịp thời, và có nguy cơ gây ung thư.
Theo nghiên cứu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho hay, chất safrole trong gừng có thể gây ung thư gan.
Các nhà khoa học Mỹ làm một thí nghiệm, cho một lượng safrole (0,04-1%) vào trong thức ăn hàng ngày của chuột, cho ăn liên tục từ 150 ngày đến 2 năm, những con chuột này đã bị ung thư gan.
Trong gừng tươi có chứa nhiều volatile, khi biến chất sẽ sinh ra chất safrole. Khi gừng bị dập hoặc thối sẽ sinh ra chất độc safrole, nếu nghiêm trọng có thể gây ung thư gan hoặc ung thư thực quản.
Tuy gừng tốt nhưng nếu ăn không tốt sẽ có nguy cơ gây ung thư, không phải ai cũng hợp, hai loại người này không thích hợp ăn gừng.
1. Người thiếu âm, hỏa vượng, viêm gan không thích hợp ăn gừng, ăn gừng không những không tốt cho sức khỏe mà còn khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
2. Người bị say nắng không nên ăn gừng Vì gừng là thực phẩm có tính nóng, chỉ hợp với cảm mạo phong hàn dưới góc độ trị bệnh nên không thể dùng khi bị say nắng. Uống nước gừng tươi có thể chữa nôn mửa do lạnh, nhưng không phải áp dụng đối với các loại nôn mửa khác.
Có thể thấy, gừng tuy tốt nhưng không phải ai cũng ăn được, mua gừng cũng không được mua gừng hỏng và mua nhầm, vì vậy trong cuộc sống khi chọn mua phải chú ý đến chất lượng, ăn có chừng mực. Nếu bạn không thích hợp để ăn gừng, bạn không nên ép mình phải giống người khác, và tự chuốc thêm phiền phức cho cái gọi là lợi ích mà gừng mang lại.
Hồ Yên (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)