Nhỏ to không biết kể cùng ai
Chị Nguyễn Thu Hằng (Quang Trung – Hà Đông) ở thời con gái chị rất khỏe. Nhưng chỉ sau khi sinh con được 4 tuần chị có bắt đầu dấu hiệu của bệnh đau đầu. Vì chị phải thức đêm chăm sóc con và ăn uống không đủ chất làm cơ thể mệt mỏi suy nhược sau khi sinh một tháng chị giảm tử 57kg xuống còn 54 kg và từ đó dấu hiệu của những cơn đau đầu triển miên cứ hành hạ. Không thể chịu nổi với những cơn đau đầu chị đi khám và bác sĩ cho biết chị và rất nhiều phụ nữ sau sinh khác do lần đầu tiên sinh nở, thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con dẫn đến thần kinh căng thẳng, ăn uống không đủ chất nên thiếu máu và lao động quá nặng nhọc là những nguyên nhân dẫn tới đau đầu hoặc nặng đầu. Nếu ngủ đủ, ăn đủ chất, lao động phù hợp thì các triệu chứng có thể giảm nhẹ.
Với chị Nguyễn Hạnh (Cổ Nhuế - Từ Liêm) lại có những dấu hiệu khác của việc sau sinh vì trong quá trình mang thai, chị lại mang thai đôi, các khớp của cơ thể giãn ra chống đỡ lấy thai nhi. Nên sau khi sinh chị không kiêng cữ được và làm việc vất vả hơn so với các bà mẹ khác, dẫn đến các khớp tay, khớp chân của chị đau nhức nhất vào những hôm trời trở lạnh thì càng đau dữ dội. Đôi khi mẹ chồng chị không hiểu cho rằng chị rên rỉ để tránh làm việc nhà.
Ảnh minh họa
Khác với chị Hằng, chị Hạnh sau khi sinh con thứ hai, chị Nguyễn Hạnh (Thị trấn Núi Trúc – Chương Mỹ, Hà Nội, 29 làm công việc hành chính). Với công việc làm văn thư phòng một cửa chuyên trả hồ thủ tục hành chính nhiều khi đang phải trả hồ sơ chị phải cắt ngang đi tiểu đến mấy lần. Đi vệ sinh nhiều chị cũng thấy ngại với đồng nghiệp nhưng không thể nào “nhịn” được, “nhịn cố” lại thành ra “ướt quần”.
Nhiều khi mọi người nghĩ chị là “chảnh” cứ làm việc tí đứng lên như gây khó khăn cho người khác. Vậy là, rút kinh nghiệm, những ngày sau chị sử dụng tả giấy chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Đi đến đâu chị cũng phải mang tã vì không thể kiểm soát được tình trạng vệ sinh của mình. Sau thời gian, thấy tình trạng này cứ kéo dài gây cản trở cho công việc của chị và các lần đi tiểu lắt nhắt ngày càng nhiều hơn, chị đi khám và được bác sĩ cho biết chị mắc bệnh tiểu không tự chủ và bác sĩ khuyên chị càng điều trị sớm càng tốt để tránh những hậu quả sau này.
Chớ coi thường một vài triệu chứng sau sinh
Theo bác sĩ chuyên khoa sản Cao Phương Thảo - Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội người phụ nữ trong lúc mang thai các cơ, khớp đều bị giãn ra để chống đỡ thai nhi. Sau sinh khoảng 2 tuần các cơ của người phụ nữ bắt đầu phục hồi, còn nếu phục hồi kém dẫn đến viêm khớp, đau khớp, khí huyết suy nhược, cơ thể nhiễm gió lạnh, gây tổn hại dây thần kinh và tạo nên sự xơ cứng.
Ngoài ra, thiếu vitamin B12 cũng dẫn đến cản trở dây thần kinh ngoại vi, gây ra tê, đau khớp. Hiện tượng này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, vận động thể thao phù hợp, ăn thức ăn có nhiều can xi và tránh hoạt động nặng nhọc.
Són tiểu, hay tiểu không tự chủ, vì khi mang thai tử cung giãn tối đa làm cho sản phụ són tiểu và đi tiểu nhiều, phản xạ này sẽ kéo dài cả sau khi sinh. Ngoài ra sau khi sinh, quá trình gắng sức để vượt cạn, các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo sản phụ trở nên yếu, từ đó khó kiểm soát được việc tiểu tiện. với những chị em mắc chứng khó kiểm soát tiểu tiện này thì ngay khi buồn tiểu, tức tức bụng nên đi tiểu luôn không nên cố nhịn sẽ rất nguy hiểm.
Đối với nhiều chị em cho rằng són tiểu không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy chị em cần đến bác sĩ để có những biện pháp sử lý rất điểm cho căn bệnh này.
Các chị em cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, lao động nhẹ nhàng, ăn nhiều chất xơ, rau xanh để tránh táo bón, phục hồi cơ thể, các cơ, dây chằng đàn hồi tốt hơn…Tránh dùng các chất kích thích như bia, cà phê, các loại nước có chứa cồn vì có thể làm tăng hoạt động bàng quang và dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Ngoài ra, hạn chế dùng sô cô la, thức ăn cay hoặc một số thực phẩm có tính axit như cà chua... vì có thể làm cho tình trạng mất kiểm soát khi đi tiểu trở nên tồi tệ hơn.
Bác sĩ Thảo cho biết thêm còn với những triệu chứng đau đầu ở phụ nữ sau sinh nó biểu hiện ở hai bên thái dương cắn nhức, nặng đầu, choáng váng, cơ thể hư nhược hoặc người bệnh vốn có chứng bệnh đầu thống sau đẻ lại càng đau tăng. Sau khi đẻ cần tránh gió, lạnh; không ăn các chất sống, lạnh. Tránh những chân động mạnh gây ảnh hưởng đến tâm lý. . Nếu có biểu hiện đau đầu keo dài theo từng cơn cần phải đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Theo Pháp luật xã hội