Rau muống cũng chứa ổ giun sán nếu không được nấu chín
Nem chua
TS.BS Đoàn Thu Trà - Trưởng Phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp, Phó khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Khoa từng tiếp nhận cho nhiều tường hợp ăn nem chua, gỏi nhập viện. Có bệnh nhân kết quả xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán là dương tính với sán lá gan.
Rau sống
Mới đây, Trung tâm Dị ứng – miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận một trường hợp rất thích ăn rau sống. Bữa ăn nào gia đình bệnh nhân cũng phải chuẩn bị cho anh đĩa rau sống.
Sau khi kiểm tra kỹ, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị tổn thương da do nhiễm ký sinh trùng.
Các loại rau thủy sinh
GS Nguyễn Văn Đề - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội Việt Nam cho biết, phòng khám của ông hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân không mắc sán lá gan lớn thì sán lá ruột mà nguyên nhân chủ yếu là do ăn các loại rau thuỷ sinh như rau cần, rau cải xoong, rau rút, củ niễng, ngó sen, rau ngổ, rau muống nước chưa nấu chín. Một vài loài rau khác cũng có khả năng nhiễm sán.
Ốc
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, Khoa Nhiễm - Thần kinh bệnh viện cũng vừa tiếp nhận một trường hợp viêm não sau khi ăn ốc tái chanh dẫn đến nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1, khuyên nên tôn trọng các nguyên tắc vệ sinh ăn uống, đặc biệt ăn chín, uống sôi. Nếu có dấu hiệu sốt nhẹ, nôn ói, nhức đầu kéo dài, lừ đừ sau khi ăn hải sản, động vật sống, nên nghĩ đến bệnh này và tìm đến cơ sở y tế để điều trị.
Tiết canh, lòng lợn
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân ăn tiết canh lợn nhập viện do nhiễm ký sinh trùng, giun sán. Đây là ổ bệnh chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm cho con người.
Bên cạnh đó, lòng lợn cũng là bộ phận chứa nhiều sán nhất cũng như khó lòng loại bỏ trực khuẩn nguy hại cho cơ thể.
Theo Danviet.vn