Gây tê toàn thân
Gây tê là một phương pháp vô cảm sử dụng các tác nhân hóa học hoặc vật lý ức chế tạm thời dẫn truyền xung động thần kinh để làm mất cảm giác đau ở một vùng nhất định của cơ thể. Người ta dùng thuốc tê tiêm tại chỗ và ức chế cảm giác đau đớn. Các trường hợp tiểu phẫu thuật đều được áp dụng tê tại chỗ. Vì tê tại chỗ nên bệnh nhân hoàn toàn tỉnh khi làm phẫu thuật.
Gây tê là dùng thuốc tê tiêm tại chỗ và ức chế cảm giác đau đớn
Gây tê được chia thành hai phương pháp: Gây tê tại chỗ và gây tê vùng.
- Gây tê tại chỗ là làm cho một vùng nhỏ không còn cảm giác đau. Gây tê tại chỗ áp dụng cho những vùng phẫu thuật nhỏ như một vết thương cạn, nhỏ, ngoài da, vết thương ở da đầu, vết thương ngón tay, ngón chân ...
- Gây tê vùng là làm tê một vùng rộng hơn. Tê vùng là chích thuốc tê vào tủy sống hay ngoài màng cứng. Người ta chích thuốc tê vào tủy sống và những rễ thần kinh tương ứng. Tê vùng làm mất cảm giác một vùng lớn của cơ thể như bụng, lưng hay hai chân, tay.
Gây mê toàn thân
Gây mê toàn thân là một phương pháp gây mê rất phổ biến trong y học hiện đại. Mục đích của nó là làm cho bệnh nhân hoàn toàn bất tỉnh trong quá trình phẫu thuật, đồng thời loại bỏ cơn đau, để bác sĩ có thể yên tâm thực hiện ca phẫu thuật mà không lo bệnh nhân đau đớn, khó chịu về thể chất.
Tuỳ theo đường vào cơ thể của thuốc mê người ta chia ra làm 3 loại:
- Gây mê qua đường hô hấp: Khi sử dụng để gây mê thuốc được đưa vào cơ thể người bệnh phải qua đường hô hấp, người bệnh hít hơi thuốc mê, thuốc qua phế nang để vào máu.
Gây mê toàn thân giúp bệnh nhân hoàn toàn bất tỉnh trong quá trình phẫu thuật, đồng thời loại bỏ cơn đau
- Gây mê qua các đường khác: Gây mê qua đường tĩnh mạch, gây mê qua đường trực tràng, gây mê qua đường bắp thịt.
- Gây mê phối hợp: Dùng các thuốc mê khác nhau qua một đường hoặc nhiều đường khác nhau vào cơ thể bệnh nhân để gây mê hoặc sử dụng thuốc mê phối hợp với các thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. Gây mê phối hợp với gây tê vùng.
Quá trình gây mê toàn thân không đơn giản như người thường tưởng tượng. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc gây mê phù hợp dựa trên tình trạng của bệnh nhân, đây là một công việc phức tạp và tế nhị. Các loại thuốc gây mê toàn thân thường được sử dụng bao gồm isoflurane, propofol, ... Những loại thuốc này có thể tác động nhanh chóng lên hệ thần kinh trung ương và đưa bệnh nhân vào trạng thái ngủ sâu.
Tuy nhiên, gây mê toàn thân không phải là không có rủi ro. Bác sĩ gây mê cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân mọi lúc để đảm bảo không có vấn đề gì như nhịp tim và nhịp thở trong quá trình gây mê. Vì lý do này, trách nhiệm của bác sĩ gây mê là rất quan trọng.
Mặc dù bệnh nhân được gây mê toàn thân không thể nhận thức được cơ thể mình đang trải qua điều gì nhưng trên thực tế, thuốc gây mê không thực sự “làm tê liệt” mọi dây thần kinh. Chúng chỉ đơn giản là ức chế tạm thời khả năng nhận thức và phản ứng của não đối với các tín hiệu đau.
Sau khi phẫu thuật, khi thuốc gây mê được chuyển hóa, bệnh nhân sẽ dần tỉnh lại và cũng có thể xuất hiện cơn đau. Lúc này, bác sĩ thường sử dụng các thuốc giảm đau khác để giúp bệnh nhân giảm bớt cảm giác khó chịu sau mổ.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)