1. Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ.
Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.
2. Gan heo kị sơn tra
Trong gan heo chứa nhiều nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm, có thể xảy ra phản ứng không tốt với vitamin C trong sơn tra làm giàm thấp giá trị dinh dưỡng của cả hai thứ.
3. Gan heo kị cá giếc
Trong gan heo chứa nhiều nguyên tố kin loại như đồng, sắt,, kẽm; cá giếc thuộc ngọt ấm, chức năng của nó là tiêu sung, giải độc, nhiệt. ăn chung cả hai thứ sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa.
4. Gan heo kị cà chua
Cà chua chứa nhiều vitamin C, gan heo chứa nhiều nguyên tố đồng, sắt. cứ 100g gan heo chứa 2.5 g đồng, 25 mg sắt. có thể làm oxy hóa vitamin C trong cà chua. Nó có thể giúp oxy hóa vitamin C để thoát hydro chống axit hoại huyết mà mất đi chức năng vốn có.
5. Gan heo kị ớt
ớt chứa nhiều vitamin C; trong gan heo chứa nhiều nguyên tố đồng, sắt. nó có thể giúp oxy hóa vitamin C để thoát hydro chống axit hoại huyết mà mất đi chức năng vốn có.
6. Gan heo kị súp lơ
Xào gan heo không nên cho súp lơ vào. Trong súp lơ chứa nhiều chất xơ, một chất xơ có thể kết hợp với các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm trong gan heo, giảm thấp sự hấp thu của cơ thể đối với những nguyên tố vi lượng này.
7. Gan heo kị kiều mạch
Gan heo nấy chung với kiều mạch sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho đường tiêu hóa, ăn chung hai thứ sẽ ảnh hưởng tiêu hóa.
8. Gan heo kị thịt chim cút
Hai thứ sau khi xào chung sẽ sinh ra chất cản trở trao đổi chất của nguyên tố vi lượng trong cơ thể, ảnh hưởng tới sự hình thành và kích hoạt của một số enzyme, hoặc phá hoại một vài vitamin cần thiết, gây phản ứng sinh lý không tốt, sinh ra sắc tố và tàn nhang.
9. Gan heo kị thịt gà
Thịt gà hơi hàn, vị ngọt, cùng với gan heo tính vị 1 ấm 1 lạnh. Nếu nấu chung sẽ sinh ra nhiều yếu tố bất lợi cho cơ thể, còn gây phản ứng sinh lý không tốt.
9. Gan lợn và gỏi cá
Theo Đông Y gỏi cá là thực phẩm sống lạnh kết hợp với gan lợn sẽ sinh ra chứng trường ung, gây chướng bụng, khó tiêu. Nếu gặp phải trường hợp này bạn có thể dùng nước cam thảo nóng để trị.
10. Ngoài ra không nên nấu gan lợn chung với rau cần, cải xoăn, cà rốt.
Xem thêm : Cách phân biệt mít sạch không bị hóa chất
Lưu ý khi chế biến gan lợn Gan lợn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có độ đạm cao, chứa vitamin A, B, D cùng axid folic, nicotilic cần thiết cho cơ thể. Lượng vitamin A trong gan heo cao hơn nhiều so với sữa, trứng, thịt, cá. Nó có tác dụng duy trì sự sinh trưởng, làm sáng mắt, phòng trừ bệnh khô mắt, mỏi mắt. Hàm lượng vitamin C và Selen phong phú trong gan lợn giúp tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể, chống ôxy hóa, chống lão hóa, ức chế các tế bào ung thư. Chế biến gan lợn Tuy nhiên, gan lợn là lợn là cơ quan chủ yếu giải độc cho cơ thể lợn, cho nên bên trong chúng còn sót lại rất nhiều chất độc. Hơn nữa thức ăn hàng ngày của lợn tuy cũng qua chế biến, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn lưu lại nhiều chất độc, cho nên khi ăn gan lợn tốt nhất phải xử lý chúng thật kĩ. Bạn có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến, thậm chí có thể phải ngâm trong nước muối trên nửa tiếng đồng hồ, như vậy mới có thể để phân hủy được phần nào các chất độc. Gan lợn là thực phẩm bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều (ảnh minh hoạ) Không ăn quá nhiều Hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao. Nếu ăn quá nhiều trong một lần, lượng cholesterol nạp vào cơ thể nhiều quá sẽ gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn, do đó những người mắc bệnh huyết áp cao hoặc tim mạch vành nên hạn chế ăn gan lợn. |
VD (Theo Giadinhvietnam.com)