Trầm cảm đang là căn bệnh nhiều người gặp phải. Có những người được gia đình ở bên động viên chia sẻ sẽ giúp bệnh bớt dần nhưng có những người bệnh càng nặng và cần phải gặp bác sĩ tâm lý để điều trị vì luôn có những suy nghĩ tiêu cực.
Vì biết ngoài kia còn nhiều người đang khổ sở vì căn bệnh này nên vợ Baggio đã chia sẻ về kinh nghiệm tự điều trị trầm cảm của mình tại nhà: "Điều đầu tiên mình muốn nói là hãy bỏ thuốc trầm cảm đi trước khi bắt đầu sự tự chữa lành của cơ thể. Mình song hành cùng trầm cảm tới nay cũng gần 10 năm, mình cũng đã tìm đến thuốc để điều trị và cũng đã tự bỏ, tới giờ 2 lần rồi.
Lần đầu uống thuốc vào rất mệt mỏi, rất buồn ngủ chỉ muốn ngủ li bi suốt mấy ngày liền không ăn không uống. Lần thứ 2 (cách lần 1 sau khoảng 7 năm) không mệt như lần 1 nhưng cả 2 lần không đem gì khả quan cho “căn bệnh” của mình, chỉ làm mình suy sụp thêm thôi (vì cảm thấy thất vọng khi đến uống thuốc cũng không cải thiện), chưa kể hoá chất, các chất độc hại từ thuốc chưa bao giờ là tốt cho sức khoẻ cả.
Rồi mình bỏ thuốc, thay vì để bản thân tự chìm trong cảm xúc tiêu cực thì mình tập trung suy nghĩ tìm ngọn nguồn, đối mặt với nó, không sợ hãi không trốn chạy nữa, và nhìn nhận nó ở 1 góc nhìn tích cực hơn, buông bỏ để tiếp túc sống tốt nếu điều đó cứ khiến mình đau mà ko giải quyết được. Nếu khi vui chúng ta không dùng thuốc “giảm vui” thì khi buồn chúng ta cũng đừng dùng thuốc “giảm buồn”, vì chỉ có duy nhất bản thân mỗi người hiểu rõ được nguyên nhân ngọn nguồn và những khúc mắc dẫn đến “bệnh trầm cảm” mà thôi.
Mình để chữ “bệnh trầm cảm” trong ngoặc kép là vì sau gần 10 năm đồng hành với nó mình thấy nó không phải là bệnh. Nó không phải do bị lây nhiễm mà nó chỉ là hậu quả của sự tổn thương sang chấn tâm lý nặng, (chưa kể đến những độc tố mà cơ thể chúng ta đã hấp thụ suốt bao lâu qua từ môi trường, đường ăn uống, xã hội) mà những gì xảy ra ở tinh thần, tâm lý thì hãy để tình yêu thương và suy nghĩ, lối sống, môi trường tích cực chữa lành thay vì dùng thuốc hữu hình.
Quỳnh Trâm cho rằng thay vì dùng thuốc thì hãy để lối sống tích cực, sự yêu thương..."chữa lành" bệnh trầm cảm.
Mình từng muốn chết, rất nhiều lần như vậy, đơn giản chỉ là vì muốn kết thúc chịu đựng các cảm xúc đau đớn, buồn bả, mệt mỏi, bứt rứt, trống trải, suy sụp, dày vò... Từ di chứng những tổn thương tinh thần để lại nhưng thật sự mình vẫn muốn sống mà thuốc không thể giúp được mình vậy thì bản thân mình phải tự nghĩ cách cứu thân, bản năng sinh tồn con người mạnh mẽ vô cùng khi xung quanh vẫn còn quá nhiều người mình yêu thương và lý do để tồn tại.
Mình đã từng có những ngày thức dậy đã thấy "một đám mây đen" ảm đạm trên đầu, những ngày như vậy mình chỉ muốn 1 mình, nằm đó, không ngủ, chỉ nằm tự cho thời gian trôi qua cho đến khi đám mây đen đó bay đi. Uể oải đến nhấc cánh tay lên cũng thấy ngại khó, hoặc có những ngày tự nhiên sợ hãi, đau đớn tinh thần đến ngồi đâu khóc đó, không có nguyên nhân gì...
Như vậy thật sự rất mệt mỏi và lãng phí cho 1 cuộc đời, bởi vậy mình quyết tâm, bỏ thuốc, đứng lên leo ra khỏi những cảm xúc tăm tối đó, tìm nguyên nhân ngọn nguồn (điều mà gây nên cú shock tâm lý, điều mà khi nó xuất hiện 1 con người vui vẻ bình thường tự nhiên thay đổi hoàn toàn). Nếu trước đây sợ hãi khi vừa chạm nghĩ tới và “bỏ chạy” thì bây giờ hãy cố gắng nhìn thẳng nó, đối mặt với nó (dù gì thì nó cũng đã là 1 chuyện đã xảy ra, thật sự hiện hữu. Có thể chạy nhưng không mãi trốn nó được, cho nên hãy mạnh mẽ đối mặt), chấp nhận nó, nhìn nhận nó bằng 1 cách tích cực hơn, thay vì đặt nó ở vị trí ưu tiên 1 thì đặt nó ở hàng thứ thậm chí bét nhè, thay vị trí nó bằng những điều quan trọng đẹp đẽ hơn ví dụ con cái, gia đình, công việc... Và hãy sống giảm kì vọng, sự kì vọng thường khiến mình dễ bị thất vọng và suy sụp khi chuyện không như ý, cho nên đừng quá kì vọng, luôn chuẩn bị tâm lý chấp nhận mọi kết quả, khi deal với con người thì khó ai chủ động được trong kết quả vì con người là 1 tổ hợp cảm xúc, nó thay đổi liên tục.
Bên cạnh đó, tìm thú vui cho bản thân, làm điều mình thích (như mình thì mình thích nấu ăn, shopping, coi film, nghe nhạc jazzz, uống trà...), dành thời gian chăm sóc bản thân (ngâm bồn nước ấm với tinh dầu, muối epsom, skincare, haircare) để luôn nhìn thấy bản thân trong gương tươi tắn, đừng buông xuôi bản thân, điều đó càng làm tinh thần sa sút hơn, thiền, yoga, thể dục....
Lấp đầy 1 ngày bằng nhiều điều tích cực, bận rộn để thấy mình có ích và quan trọng nhất là nghỉ ngơi ngủ đầy đủ, thiếu ngủ dẫn đến mệt mỏi dễ cáu gắt, tiêu cực trong mọi vấn đề.
Đừng phụ thuộc vào bất cứ ai hay điều gì (ví dụ người thân/thuốc men), tự tìm niềm vui ở bản thân, nếu gia đình người thân hỗ trợ được thì quá tốt nhưng nếu không thì cũng không sao. Đừng thất vọng, đó chỉ là sự thử thách để bản thân mạnh mẽ hơn và càng dần ít thứ có thể làm mình suy sụp được nữa.
Hoà mình vào thiên nhiên, nắng, cỏ cây hoa lá, nơi thoáng đãng giúp tinh thần phấn chấn sảng khoái hơn nhiều.
Hãy nuôi 1 em thú cưng, chó hay mèo cũng được, mình thì mình nuôi mèo, mình gọi em là therapy cat, có em mình bận rộn thêm chút nhưng cũng vui vẻ hơn, có thêm “1 người” để quan tâm yêu thương và ngược lại.
Vợ Baggio cũng nuôi thú cưng để khiến bản thân vui và bận rộn hơn.
Vậy là mình bỏ thuốc lần thứ 2 được 1 thời gian kha khá rồi, ổn hơn cả lúc uống thuốc nữa, chưa nói gì xa xôi nhưng không bị phụ thuốc vào thuốc đã là 1 điều đáng mừng. Hy vọng bài chia sẻ cá nhân của mình giúp cải thiện được nhiều người đang "mắc kẹt" với căn bệnh này".
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)