Emma Stevenson - chuyên gia trường Đại học Podiatry (Mỹ) chia sẻ: Ngày càng có nhiều người tìm đến bà vì lý do đi giày không đúng cách. Tùy thuộc vào mức độ mồ hôi của chân, độ ẩm của chân có thể tăng lên, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh nhiễm nấm. Nếu bạn không đi tất, mồ hôi sẽ không được hấp thụ mà nằm lại ở giày – làm từ những vật liệu khó thoát khí.
Sự kết hợp của việc chân đổ mồ hôi quá nhiều, vật liệu giày chất lượng kém và thiếu tất tạo ra một môi trường lý tưởng cho các bệnh nhiễm nấm. Điều này có thể dẫn đến mùi hôi và bệnh tật, đau đớn.
Tiến sĩ Stephenson cho biết thêm, phần trên của nhiều đôi giày hiện đại được làm bằng da và các vật liệu nhân tạo không thông thoáng. Nếu giày của bạn không hút được mồ hôi thì độ ẩm, nhiệt độ và vi khuẩn vẫn còn bên trong giày của bạn. Một vấn đề lớn khác là xu hướng đi giày/ boot hẹp và nhọn có thể dẫn đến sự phát triển của nấm.
Ngoài ra, việc đi giày mà không đi tất còn làm tăng lực ma sát giữa da chân và giày, dễ gây phồng rộp, gây hiện tượng móng chọc thịt, vết chai ở chân. Nếu tạo thành vết xước da da, bạn còn có nguy cơ nhiễm trùng.
Nến bạn vẫn muốn đi giày mà không đi tất, hãy tuân thủ những lời khuyên sau:
- Mang giày thoải mái, không nên mang những đôi giày quá lớn hoặc quá chật. hãy chọn những loại giày làm bằng da hoặc vải tự nhiên để không khí dễ lưu thông ở phần chân.
- Không đi duy nhất 1 đôi giày mỗi ngày. Sau mỗi lần đi giày cần để giày "nghỉ" 48 tiếng. Bạn cũng có thể sử dụng túi trà khô để loại bỏ không khí ẩm trong giày của bạn.
- Tránh đi chân đất ở những nơi công cộng. Sàn nhà trong hồ bơi công cộng và phòng tắm có đầy đủ các loại nấm. Vì vậy, luôn luôn mang dép ở những nơi như vậy.
- Thường xuyên khử trùng giày. Buổi sáng, phun xịt kháng khuẩn vào bề mặt bên trong giày đặc biệt là nếu bạn không đi tất. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời tiết nóng vì bàn chân của bạn có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn.
- Rửa kỹ và lau khô chân mỗi ngày. Bạn nên đặc biệt chú ý đến khu vực kẽ giữa các ngón chân.
Huyền Nguyễn (Theo Nld.com.vn)