Sả là loại gia vị quen thuộc trong rất nhiều món ăn. Tuy nhiên, những lợi ích vàng của sả dành cho sức khỏe là điều không phải ai cũng biết rõ.
1. Hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh
Sả có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn, hỗ trợ cơ thể đối phó với sốt, ho hoặc triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm khác. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C dồi dào còn giúp, tăng cường hệ miễn dịch để chống nhiễm trùng, phá bỏ chất nhầy tích tụ trong phế quản, cổ họng… - nguyên nhân gây ra đờm và hen suyễn.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu xả để giảm bớt đau đầu hoặc đau cơ khớp do cảm lạnh, cảm cúm hoặc áp dụng cách sau:
Đun sôi 1 vài nhánh sả tươi, sau đó cho thêm vào nồi sôi 1 mảnh quế cùng một muỗng cà phê bột nghệ. Sau đó tắt bếp, để nguội vừa phải, cho thêm sữa và uống. Đều đặn uống 1-2 ly này mỗi ngày và thực hiện trong vài ngày liên tục sẽ có kết quả nhanh chóng.
2. Ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất citral có trong sả có tác dụng tiêu diệt nhanh chóng các tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Bên cạnh đó, nhờ chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa nên khi chúng ra ăn sả thường xuyên sẽ phòng chống được ung thư hiệu quả. Các chuyên gia khuyến cáo nên dùng sả làm gia vị cho các món ăn hoặc đun trà uống đều rất tốt.
3. Tốt cho hệ thần kinh
Lượng tinh dầu có trong sả giúp tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Nhờ vậy, đây là dược liệu quý cực kì hiệu quả để hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh alzheimer, parkinson, các triệu chứng như căng thẳng, stress, co giật, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh...
4. Là thuốc giảm đau tự nhiên
Các hoạt chất trong tinh dầu sả có khả năng làm giảm nhanh các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ khớp, đau lưng, đau nhức dây thần kinh... Để giảm đau, bạn có thể uống nước sắc của sả tươi hoặc dùng tinh dầu sả thoa và massage các chỗ đau nhức.
5. Giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu và ổn định huyết áp
Hàm lượng kali dồi dào trong sả là yếu tố quan trọng giúp điều hòa huyết áp, đồng thời ngăn chặn sự gia tăng và mất kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Nhờ vậy, ăn sả thường xuyên giúp bạn phòng tránh các bệnh về huyết áp và tim mạch. Những bệnh nhân bị mắc các bệnh này cũng được khuyến cáo nên ăn sả thường xuyên hơn.
6. Kháng khuẩn và chống nhiễm trùng
Thành phần trong sả có chứa methylisoeugenol và một số chất khác có khả năng chống nấm, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển, lây lan của chúng. Sả cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm như lở loét, nấm ngoài da, nấm tay chân, nhiễm trùng tiết niệu...
7. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Tinh dầu sả có công dụng rất tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, ợ chua và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác. Những người có vấn đề như tiêu hóa kém, hay đầy bụng, chướng bụng... nên thường xuyên ăn sả nhiều hơn.
8. Hỗ trợ điều trị tiểu đường tuyp 2
Hàm lượng citral trong sả đã được chứng minh là có công dụng hữu ích trong việc duy trì insulin trong máu ở mức ổn định và ngăn ngừa sự gia tăng đột biến hàm lượng đường hoặc mỡ trong máu. Đó là lý do sả được xem là vị thuốc quan trọng điều trị tiểu đường hiệu quả không kém gì các loại dược phẩm khác.
Minh Huệ (Theo Giadinhvietnam.com)