Mỗi chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác tỉnh giấc giữa đêm vì quá nóng nhưng các bác sĩ không gọi đó là "đổ mồ hôi đêm". Rob Danoff - giám đốc khoa dược gia đình tại Hệ thống Sức khoẻ Aria của Philadelphia (Mỹ) cho biết đổ mồ hôi đêm là bệnh lý "mồ hôi ra cực nhiều", thậm chí ướt cả ga giường hoặc bộ đồ ngủ. Theo ông, các triệu chứng như vậy cảnh báo bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe: "Thời kỳ mãn kinh do thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân bạn nên cân nhắc trước tiên".
Một nghiên cứu trên "Tuần san sinh học cơ thể người" cho thấy 36% phụ nữ mãn kinh mắc chứng đổ mồ hôi đêm. Đồ uống có cồn sẽ khiến tình trạng này tồi tệ hơn. Một nghiên cứu khác trên tạp chí "Mãn kinh" cho thấy mối liên hệ giữa tiêu thụ chất cồn vừa và nặng (1 ly tiêu chuẩn trở lên mỗi ngày) dẫn đến tỉ lệ đổ mồ hôi đêm ở phụ nữ mãn kinh tăng cao.
Dưới đây là 7 căn bệnh nghiêm trọng "ẩn nấp" sau triệu chứng đổ mồ hôi đêm.
Nguy cơ mắc bệnh tim cao
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 đăng trên Tạp chí quốc tế về sản phụ khoa, phụ nữ trung niên "thường" đổ mồ hôi đêm sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh tim cao.
Nghiên cứu cho thấy tình trạng này tăng nguy cơ bị bệnh tim sau khi các nhà nghiên cứu xét đến yếu tố mãn kinh, tuổi tác và lối sống.
Những người thừa cân, cao huyết áp và tiểu đường có nguy cơ đổ mồ hôi đêm nhiều hơn so với những người bình thường. Những yếu tố liên quan này có thể giải thích nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
Nhiễm trùng
Nếu cơ thể bạn đang cố gắng chống lại một căn bệnh hoặc nhiễm trùng, nó có thể gây ra đổ mồ hôi đêm. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày thậm chí vài tuần sau khi các triệu chứng khác đã giảm bớt. Vì vậy nếu gần đây bạn bị sốt hay bị nhiễm trùng, đó có thể là nguyên nhân khiến chăn đệm ẩm ướt.
Đột biến gen
Trong một nghiên cứu gần đây trên tạp chí "Thời kỳ mãn kinh", các chuyên gia phát hiện tỷ lệ cao bị "triệu chứng vận mạch" (đổ mồ hôi đêm và bốc hỏa) là do tác động của gen. Sự biến đổi này liên quan đến một phần trong não bộ của phụ nữ, kiểm soát một số loại hormon cụ thể và có liên quan sinh sản, làm chậm hoặc không dậy thì.
Carolyn Crandall - tác giả đầu tiên của nghiên cứu thuộc trường Đại học California cho biết giờ còn quá sớm để xác nhận về sự biến đổi gen với bất kỳ vấn đề sức khoẻ cụ thể nào và nghiên cứu cần được thực hiện thêm.
Rối loạn tuyến giáp
Đổ mồ hôi đêm là một triệu chứng phổ biến ở những người có tuyến giáp hoạt động quá mức, hay còn gọi là suy giáp. Ngoài ra, các vấn đề khác liên quan đến hóc-môn như suy thượng thận cũng gây đổ mồ hôi đêm.
Uống thuốc có tác dụng phụ
Đổ mồ hôi đêm là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm. Một số điều trị hóc-môn, đặc biệt liên quan đến điều trị ung thư cũng gây ra chứng đổ mồ hôi đêm.
Hệ thống miễn dịch bị trục trặc
Rối loạn tự miễn là trường hợp hệ thống miễn dịch nhầm lẫn trong việc phát hiện một điều bình thường hoặc lành tính lại nguy hiểm cho sức khỏe. Đó có thể là lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh Celiac.
Ung thư
Một vài loại ung thư gây ra triệu chứng đổ mồ hôi đêm. Ung thư hạch bạch huyết, ung thư Hodgkin và ung thư hạch không Hodgkin đều là những bệnh cảnh báo đổ mồ hôi đêm.
Ngoài ra, đi kèm với đổ mồ hôi đêm, nếu bạn bị giảm cân, mệt mỏi, hạch bạch huyết mở rộng, ung thư hạch... thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Huyền Nguyễn (Theo Giadinhvietnam.com)