Miệng hôi là do các những thực phẩm lắng đọng lâu ngày trong cơ thể
chuyển thành chất độc và tạo ra mùi hôi.
Táo bón
Bạn có thể đang bị táo bón nếu 3 ngày trở lên không đại tiện một lần. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng để phân thành táo bón thường xuyên và không thường xuyên.
Thời gian dài không đại tiện, độc tố sẽ tích trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự vận hành của vị giác, gây rối loạn đại tràng, tắc nghẽn đường ruột, từ đó hình thành táo bón. Các chất độc này bị cơ thể hấp thụ, sẽ khiến dạ dày không khó chịu, gây hôi miệng, nám da, giảm sức đề kháng...
Mệt mỏi
Gan nhiễm độc, giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết mật dẫn tới tình trạng mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa. Do đó, khi có những dấu hiệu trên, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, tích cực thể dục nhằm tăng cường chức năng gan.
Bưởi, táo, bắp cải là những loại thực phẩm tuyệt vời giúp làm sạch gan tự nhiên và tăng cường chất xơ trong cơ thể.
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là bệnh viêm da mãn tính của nang lông và tuyến bã nhờn. Ngoài ra, thiếu nguyên tố vi lượng, tinh thần căng thẳng, chất béo cao hoặc chế độ ăn có hàm lượng carbohydrate lớn đều là nguyên nhân gây mụn. Cho nên bạn cần quan tâm hơn đến chuyện đào thải độc tố cho làn da khỏe đẹp.
Hơi thở có mùi
Miệng hôi là do các những thực phẩm lắng đọng lâu ngày trong cơ thể chuyển thành chất độc và tạo ra mùi hôi. Các chất độc này có thể từ phổi, lá lách hay dạ dày gây ra.
Ăn thực phẩm nhiều gia vị hoặc ăn quá nhiều, tình trạng mệt mỏi, bị nhiệt, một số bệnh răng miệng như loét miệng, sâu răng, và các bệnh ở hệ thống tiêu hóa cũng có thể làm cho hơi thở có mùi.
Theo Khoevadep.com.vn