Theo thống kê sơ bộ thì gần 1/3 số người tốt nghiệp đại học phải làm những công việc không liên quan gì tới bằng cấp chuyên môn của họ đã được đào tạo. Một số người tốt nghiệp đại học thậm chí không có việc làm nên đã quyết định học chuyển đổi ngành nghề khác để tìm kiếm việc làm. Theo chuyên gia tâm lý Giáo dục Lại Thị Hằng cho biết: Hiện nay nhiều Cử nhân Đại học thất nghiệp có ý định chọn học chuyển đổi văn bằng 2 nhóm ngành sức khoẻ do nhân lực ngành Y tế Việt Nam vẫn còn thiếu hụt mà ngành Y Dược liên quan đến “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” tức là gắn với cuộc sống của mỗi con người từ lúc sinh ra đến khi kết thúc vòng đời sinh học. Do vậy, ngành Y Dược được coi là ngành không bao giờ thất nghiệp.
Trong nhiều năm, nhiều chuyên gia Giáo dục tuyển sinh đã cảnh báo về tình trạng nhiều người tốt nghiệp đại học không có kĩ năng nghề nghiệp đáp ứng cho yêu cầu tuyển dụng của Doanh nghiệp. Tại sao xã hội lại có việc mất cân xứng giữa nhu cầu thị trường lao động và việc cung cấp kĩ năng nghề nghiệp của các cơ sở đào tạo? Chuyên gia tâm lý Giáo dục Lại Thị Hằng phân tích: Lỗi xảy ra tình trạng Cử nhân Đại học thất nghiệp đến từ cả Người học lẫn Trường học.
Lỗi của người học là không tìm những ngành nghề có khả năng tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Còn các Trường Đại học thì chạy theo vấn đề tăng quy mô tuyển sinh để tăng nguồn thu học phí dẫn đến đào tạo dư thừa cục bộ ở một số ngành nghề như Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị…
Tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn bổ sung một nguyên nhân khác khiến người học ngành mà nhu cầu xã hội lớn như ngành Y Dược nhưng ra trường vẫn thất nghiệp là do lỗi của các cơ sở đào tạo vẫn đào tạo theo lối mòn từ thời bao cấp khi đất nước còn rất khó khăn. Chính vì vậy nhiều sinh viên Trường Cao đẳng Y tế tốt nghiêp với kĩ năng lỗi thời khiến họ không thể tìm được việc làm trong môi trường cạnh tranh.
Học ngành y vào đúng Trường Y nhưng vẫn thất nghiệp chỉ có thể giải thích bằng việc các Trường Cao đẳng Y quá chú trọng những kiến thức hàn lâm do cho rằng sinh viên bắt buộc phải học nhưng đó có thể không phải là thứ mà các cơ sở Y tế - Bệnh viện cần. Nhiều giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược được đào tạo “bài bản” từ thời còn bao cấp và không thường xuyên cập nhật kiến thức và được đào tạo lại. Họ chỉ có thể dạy những điều họ biết cho dù kiến thức công nghệ Y học nhân loại đã thay đổi từng ngày. Đó là lí do tại sao sinh viên “ngành y học đúng Trường y” học những kiến thức, kỹ năng nghề y đã lỗi thời nên không giúp cho các em tìm được việc trong thế giới phẳng ngày nay.
Nhiều năm qua, kể cả Trường Cao đẳng Y tế đã không đào tạo những kỹ năng mềm nghề nghiệp hoặc tư vấn rõ để cho sinh viên quyết định đúng khi chọn ngành nghề và cơ hội việc làm do các Trường đã quen sống trong "thế giới hàn lâm" xa rời khỏi thực tiễn. Tậm chí có Trường không coi điều đó là việc cần phải làm vì nó không có trong khung chương trình bắt buộc.
Trong thế giới phẳng, Trường Cao đẳng Y Dược cho rằng: Ngoài việc đào tạo tốt Y lý – Y thuật thì còn có nhiệm vụ khác là đào tạo các kĩ năng mềm để thúc đẩy cơ hội việc làm. Theo ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Trung tâm Truyền thông hỗ trợ việc làm - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Thước đo chất lượng đào tạo chính là việc làm sau khi sinh viên ra trường có việc làm và làm ngay được việc”.
Theo Chủ tịch Bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang đồng thời là Chủ tịch HĐQT Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Các Bệnh viện không nên tuyển dụng những cán bộ Điều Dưỡng được chuẩn hoá trình độ Cao đẳng nhưng thiếu hụt các kĩ năng mềm để làm việc trong ngành Y tế. Vì ngoài yêu cầu kỹ năng tay nghề thì Điều Dưỡng viên chính là người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. Nếu không có kỹ năng mềm giao tiếp với người bệnh thì bao nhiêu bức xúc khó chịu bởi bệnh tật sẽ đổ lên đầu Bệnh viện.
Sinh viên cũng phải có trách nhiệm tìm hiểu kỹ về ngành nghề và Trường học trước khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển để tránh lãng phí thời gian của bản thân và tiền bạc của cha mẹ. Hãy học những ngành mà nhu cầu xã hội đang cần như Dược sĩ, Điều Dưỡng, Xét Nghiệm, Y học cổ truyền, Y sĩ đa khoa, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Vật lý trị liệu… Điều quan trọng là sinh viên phải tìm hiểu kỹ hơn về thị trường việc làm và các cơ hội tương lai trước khi chọn học ngành gì.
Theo Giám đốc Phòng Truyền Thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Ông Nguyễn Tất Thành cho biết: Năm 2017 Nhà trường sẽ tăng cường cung cấp cho các em học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT năm 2017 các thông tin liên quan về ngành nghề Nhà trường đào tạo để giúp cho các em có quyết định lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất.
Địa chỉ đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Tp HCM:
Số 37/3 đường Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại tuyển sinh Tp HCM: Điện thoại tư vấn 08.6295.6295 – 09.6295.6295
Địa chỉ đăng ký xét tuyển Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội:
Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Tp Hà Nội. Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
HX (Theo Giadinhvietnam.com)