Chán ăn
Nguyên nhân
Ngồi lâu và lười vận động sẽ làm suy yếu nhu động đường tiêu hóa và giảm tiết dịch tiêu hóa, lâu dần sẽ xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, khó tiêu, đầy bụng. Lượng thức ăn bình thường hàng ngày của người ít vận động tích tụ trong hệ tiêu hóa, làm tăng áp lực hệ tiêu hóa. Tình trạng căng thẳng kéo dài và áp lực cho hệ tiêu hóa không thể thuyên giảm. Nếu điều này xảy ra lâu ngày, nó có thể gây loét dạ dày và tá tràng.
Biện pháp khắc phục
Áp dụng chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn nhiều đậu, rong biển, các loại rau và trái cây tươi… Thực phẩm giàu chất xơ có thể thúc đẩy nhu động ruột, rút ngắn thời gian thức ăn đi qua, giảm nguy cơ các chất độc hại tồn động ở niêm mạc ruột, gây đầy bụng, khó tiêu, chán ăn.
Vẹo đốt sống cổ
Nguyên nhân
Đây là căn bệnh mà dân văn phòng ngồi làm việc suốt ngày trước máy tính thường mắc. Việc giữ cổ ở một tư thế bất động trong thời gian dài sẽ khiến máu kém lưu thông, lâu ngày dẫn tới thoái hóa khớp, vẹo đốt sống cổ. Lâu ngày sẽ là đốt sống lưng, đau hông, vai gáy v.v…
Biện pháp khắc phục
Tuy nhiên, vẫn có cách để phòng ngừa bệnh này, đó là bạn cần luôn giữ ấm cho cổ. Điều chỉnh nhiệt độ phòng làm việc thích hợp từ 26 đến 28oC. Cạnh đó, khi làm việc nên tranh thủ vài phút vận động, ví dụ xoay người, quay cổ qua phải qua trái, cúi đầu xuống trước, ngửa cổ ra sau…
Bệnh thắt lưng
Nguyên nhân
Do ngồi lâu, ngồi sai tư thế hoặc luôn ở một tư thế cố định, lâu ngày mô mềm vùng thắt lưng ở trạng thái căng cứng, bị thiếu máu cục bộ dẫn đến căng cơ vùng thắt lưng, gây đau nhức.
Biện pháp khắc phục
Cố gắng giảm thiểu thời gian ngồi, sau khi ngồi một lúc cần thay đổi tư thế hoặc đứng lên đi lại, có thể xoa bóp thắt lưng những lúc nghỉ ngơi.
Đau xương cụt
Nguyên nhân
Xương cụt là phần cuối cùng của xương sống. Bệnh nhân mắc bệnh đau xương cụt sẽ vô cùng khó chịu bởi cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, khi bệnh chuyển biến nặng, cơn đau lan rộng ở nhiều cơ quan khác háng, đầu gối, mắt cá chân, mông,… Hầu hết bệnh nhân mắc phải căn bệnh này là ngồi quá lâu một chỗ khi làm việc văn phòng.
Biện pháp khắc phục
Thường duy trì tư thế ngồi phù hợp, giảm áp lực lên cột sống, vận động nhiều hơn để giảm nguy cơ chấn thương xương cụt. Những người bị đau xương cụt mãn tính nên giảm thiểu hoặc tránh căng thẳng cho vùng bị ảnh hưởng. Khi ngồi bình thường, nên sử dụng gối, đệm chuyên dụng để giảm áp lực lên vùng xương cụt bị ảnh hưởng. Phần đệm thiết kế rỗng này có thể phân tán áp lực lên xương cụt và vùng mông, giúp người bệnh có thể ngồi lâu và làm việc thuận tiện hơn.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)