Khi bạn xả cầu tiêu, nước sẽ trôi đi chất thải trong bồn cầu, trộn lẫn với những hạt nhỏ của chất thải, bắn vào trong không khí. Những loại bồn cầu như low-flow giảm nguy cơ này, nhưng còn rất nhiều bồn cầu kiểu cũ vẫn được sử dụng và có thể tạo ra nhiều vi khuẩn trong không khí.
Theo Philip Tierno - nhà vi sinh vật học ở trường Đại học New York cho biết, những hạt nước nhỏ li ti lẫn vi khuẩn có thể bắn cao khoảng 4,6m. Tierno chia sẻ ằng bạn nên đóng nắp bồn cầu, đặc biệt nếu nhà vệ sinh được sử dụng bởi nhiều người.
Một nghiên cứu vào năm 1975 thấy rằng bất kì thứ gì ở trong bồn cầu đều tồn tại khá lâu sau khi bạn đã xả nước. Sau nghiên cứu, họ thấy rằng bồn cầu có khả năng phân tán vi khuẩn đủ xa để lắng xuống bề mặt khác của nhà tắm như sàn nhà, bồn rửa mặt và thậm chí là bàn chải đánh răng.
Các vi khuẩn cũng tồn tại trên bề mặt sứ của bồn cầu sau nhiều lần xả nước. Trong khi số lượng vi khuẩn giảm xuống sau vài lần dội đầu tiên và chúng chỉ bị tiêu diệt cho đến khi được chùi sạch (có chất tẩy rửa hoặc không).
Tierno cũng khuyến cáo rằng các vi khuẩn salmonella và shigella hay nhóm vi rút gây bệnh tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng và viêm gan A sẽ đi theo các hạt phân tử vào miệng.
Thế nên, tốt nhất bạn nên ngậm miệng lại mỗi khi xả nước. Dù cho đã hạ nắp bồn cầu bạn cũng nên giữ những đồ dùng liên quan đến miệng tránh xa bồn cầu như bàn chải đánh răng hay cốc đánh răng. Đối với nhà vệ sinh công cộng không có nắp đậy bồn cầu thì bạn nên đi ra ngoài ngay sau khi nhấn nút xả nước và tuyệt đối không quên rửa tay mỗi khi xả nước xong và trước khi ra khỏi nhà vệ sinh.
Huyền Nguyễn (Theo Giadinhvietnam.com)