Cây mần tưới còn có tên là cây hương thảo, lan thảo, trạch lan, tên khoa học là Eupatorium fortunei Turcz., họ Cúc – Asteraceae. Là loại cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta.
Mần tưới giàu dược tính nên được sử dụng để chữa kinh nguyệt không đều, các chứng đau bụng huyết ứ, sau đẻ máu hôi không sạch. Chữa mụn nhọt, chốc lở, chấn thương.
Bộ phận dùng, chế biến của mần tưới là thân, lá mần tưới hoặc toàn cây, dùng tươi hay phơi khô trong mát để dùng dần. Ngoài ra còn được dùng để trừ bọ gà, mạt gà, bọ chét, rệp, mọt, chấy, rận.
Liều dùng mần tưới: Mỗi lần dùng 10 – 20g khô hoặc 50 – 150g tươi, dạng thuốc sắc. Lá mần tưới tươi giã nát với ít muối đắp chỗ sưng đau. Dùng lá tươi rải vào ổ chó, ổ gà và giường để diệt bọ, mạt, rệp.
Dưới đây là cách trị bệnh tiêu biểu từ cây mần tưới:
Chữa rong huyết nhờ cây mần tưới
Mần tưới 20g, ké hoa vàng, chỉ thiên, mã đề mỗi loại dùng từ 15 – 20g, thái nhỏ sao vàng sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày. Dùng trong 5 ngày.
Cây mần tưới có nhiều công dụng chữa bệnh.
Cây mần tưới chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh:
Mần tưới, củ gấu, ích mẫu, ngải cứu, nhọ nồi, mỗi vị 20g, tán nhỏ, rây thành bột mịn, trộn với bột gạo và đường kính (nấu thành sirô), làm thành viên bằng hạt lạc. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần dùng từ 15 – 20 viên. Dùng trong 10 – 15 ngày liền.
Chữa sưng tấy, mụn nhọt chưa có mủ, chấn thương bầm dập nhờ cây mần tưới
Mần tưới lá tươi 1 nắm (40g) giã nát với muối đắp chỗ đau ngày 1 – 2 lần.
Cây mần tưới giải cảm do nắng nóng
Lá non mần tưới 100g, nấu canh ăn trong ngày. Nên ăn khi canh còn nóng. Dùng trong 3 ngày.
Xua muỗi, dĩn, vắt… khi đi rừng nhờ cây mần tưới
Giã nát lá mần tưới, bọc vải, xoa xát chân tay vùng da hở, tẩm nước mần tưới vào xà cạp… có tác dụng chống muỗi, vắt trong 3 giờ.
Trừ côn trùng bằng cây mần tưới
Mần tưới diệt được chấy, rận, rệp; xua đuổi các loại bọ chó, bọ mạt, dĩn, kiến và hạn chế hoạt động của ruồi, muỗi...
Nông nghiệp