Đậu rồng, hay còn gọi là đậu khế, là loại thực phẩm quen thuộc với người miền Trung và miền Nam. Người miền Bắc tuy không ăn nhiều đậu rồng, nhưng loại cây này cũng không hề khó kiếm.
Đậu rồng là nguồn cung cấp tuyệt vời chất folate (vitamin B12). Trong 100g đậu rồng có khoảng 66mg folate, tương đương 16,5% nhu cầu folate mỗi ngày. Đậu rồng cũng là thực phẩm tốt cho xương vì giàu canxi giúp ngừa bệnh loãng xương và làm xương chắc khỏe. Lượng calo mà đậu rồng cung cấp rất ít (chỉ có 49 calo/100g đậu rồng), trong khi porotein lại rất cao (11,6 g protein/100 g đậu rồng), cao hơn 1,36 g/100g hàm lượng protein trong khoai tây.
Hạt đậu rồng ra với muối, xay nhuyễn dùng để dùng chữa các bệnh đau dạ dày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu rồng là nguồn protein tốt để thay thế cho động vật, rất có ích cho người ăn chay và bị suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, đậu rồng chứa rất nhiều vitamin C. 100g đậu rồng cung cấp khoảng 18,3 mg vitamin C (tương đương 31% nhu cầu vitamin C mỗi ngày).
Hạt đậu rồng già sẽ dùng để điều trị bệnh dạ dày
Lấy hạt đậu rồng già rang với muối cho vàng thơm. Nhớ không được để cháy.
Sau khi rang xay hoặc giã nhuyễn.
Mỗi lần ăn lấy một thìa cà phê bột đậu rồng đã xay nhuyễn, nhai khoảng 20 lần rồi nuốt từ từ.
Uống vào buổi sáng trước khi ăn liên tục trong vòng 15 ngày bệnh sẽ mau khỏi. Nếu người bị bệnh nặng thì uống trong thời gian lâu hơn.
Bạn có thể lấy hạt đậu rồng già, rang với muối cho vàng thơm, không để cháy hoặc xay nhuyễn. Sau đó nhai 1 muổng cà phê bột đó, nhai khoảng 20 lần rồi mới nuốt từ từ.
Liên tục trong khoảng 15 ngày, vào mỗi buổi sáng, trước khi ăn là bệnh sẽ mau khỏi. Nếu người bị nặng thì cần dùng trong thời gian lâu hơn.
Trong những ngày Tết, bệnh viêm loét hoặc đau dạ dày rất có thể sẽ làm nhiều người... mất Tết vì uống quá nhiều rượu, bia hay ăn quá nhiều chất béo, dầu mỡ và các thực phẩm khó tiêu khác.
Theo Giadinh.net.vn