Loãng xương nếu không được điều trị kịp thời, loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như tàn phế, tử vong. Bài viết cung cấp kiến thức về bệnh cơ xương khớp thuộc chương trình dài hạn phi lợi nhuận "Chăm Sóc Sức Khỏe Việt" do Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y Tế và Davipharm, Adamed triển khai, chung tay phòng chống các bệnh không lây nhiễm thường gặp: ung thư, cơ xương khớp, sức khỏe tâm thần, tiểu đường, huyết áp,... nâng cao chất lượng sống cho người dân Việt Nam.
Hiểu về mức độ nguy hiểm của Bệnh loãng xương:
Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa, xảy ra khi mất cân bằng trong quá trình tiêu hủy và tái tạo các tế bào xương mới. Bệnh làm mật độ khoáng chất trong xương giảm dần, xương liên tục mỏng dần, khi mật độ xương giảm theo thời gian, sẽ làm xương trở nên giòn, xốp và dễ gãy hơn dù chỉ chấn thương nhẹ. Ở những người bị loãng xương mắc bệnh này, đôi khi chỉ gập hoặc cúi người cũng có thể gây gãy xương.
Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu, nguyên Trưởng khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), quá trình loãng xương diễn ra âm thầm, lặng lẽ từ từ nên không gây triệu chứng gì, chỉ tới khi loãng xương nặng, xương bị gãy hoặc bị xẹp mới có biểu hiện bệnh. Do đó, loãng xương còn được gọi là "sát thủ thầm lặng" nên người bệnh, mọi người cần lưu ý tới một số biểu hiện chính của bệnh như đau nhức, mỏi dọc các xương dài; đau nhức như châm chích toàn thân; đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết.
Bệnh loãng xương ngày càng trẻ hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và công việc của người trẻ.
Những nguyên nhân khiến bệnh loãng xương ngày càng trẻ hóa:
Bệnh loãng xương ở người trẻ thường là loãng xương thứ phát, xảy ra do một số nguyên nhân như:
• Thiếu hụt estrogen: Estrogen chịu trách nhiệm hấp thu các chất dinh dưỡng tốt cho xương, khi thiếu hụt nội tiết tố này, sẽ làm xương suy yếu dần do không đủ chất dinh dưỡng, từ đó gây ra tình trạng loãng xương.
• Lối sống không lành mạnh: như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời... dẫn đến thiếu hụt vitamin D, ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của xương, hậu quả là phát triển bệnh lý loãng xương.
• Đặc thù nghề nghiệp: như nhân viên văn phòng, phải ngồi làm việc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày; công nhân ngồi làm việc quá lâu và sai tư thế... cũng làm giảm sự khỏe mạnh của xương mất đi sức mạnh.
• Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh loãng xương thì nguy cơ loãng xương của bạn cũng sẽ cao hơn những người khác.
• Các bệnh lý khác và tác dụng của thuốc: điều trị như trầm cảm, gan mật, tiểu đường, lupus, viêm khớp dạng thấp... cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi, làm tăng nguy cơ loãng xương.
Tương tự như với người cao tuổi, tình trạng loãng xương ở người trẻ cũng có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như làm tăng nguy cơ gãy xương, lún xẹp đốt sống, biến dạng gù vẹo cột sống,... ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh và thậm chí là có thể dẫn đến tàn phế, tử vong.
Hãy phòng ngừa loãng xương càng sớm càng tốt:
Loãng xương là một bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị chỉ làm chậm quá trình phân hủy xương nhằm phục hồi cấu trúc xương đã bị loãng và phục hồi độ khoáng hóa xương, tăng cường khối lượng xương, ngăn bệnh tiến triển nặng và phòng ngừa biến chứng. Vì vậy, phòng ngừa loãng xương là lựa chọn tốt nhất. Cần:
• Tập thể dục dưới ánh nắng mặt trời giúp tăng cường tổng hợp hấp thụ vitamin D trong cơ thể, rất tốt trong việc phòng ngừa loãng xương.
• Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho xương, đặc biệt là vitamin D và canxi, là một trong những phương pháp phòng ngừa loãng xương hiệu quả nhất. Cụ thể, người dưới 15 tuổi cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể 600 - 700 IU mg vitamin D mỗi ngày, và ở người trên 15 tuổi là 800 - 1000 IUmg vitamin D mỗi ngày. Đồng thời, người trưởng thành còn cần khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày để có hệ xương khỏe mạnh.
• Trong sinh hoạt hàng ngày, người trẻ tuổi cần lưu ý vận động thường xuyên để xương chắc khỏe hơn; dậy sớm và tiếp xúc, hoạt động dưới ánh nắng mặt trời để tăng tổng hợp cơ hội hấp thu vitamin D trong cơ thể, hỗ trợ cho việc hấp thu canxi; không hút thuốc lá; hạn chế bia rượu và các chất kích thích; dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ... Thói quen này giúp duy trì sự cân bằng giữa quá trình tạo xương, hủy xương, từ đó phòng ngừa loãng xương hiệu quả.
• Quan trọng nhất là đừng quên thăm khám sức khỏe định kỳ như thông điệp "TẦM SOÁT SỨC KHỎE 151 - 1 Năm HÃY Tầm Soát Sức Khỏe Ít Nhất 1 Lần!" để bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu bệnh hoặc các bất thường khác và xử lý kịp thời.
Người dân Việt Nam được đăng ký tầm soát loãng xương miễn phí trong chương trình Tầm Soát 151 thuộc dự án Chăm Sóc Sức Khỏe Việt do Davipharm, Adamed tài trợ.
Theo thông tin của Bộ Y tế, tại Việt Nam, cứ 100 trường hợp tử vong thì có 77 người chết do các các bệnh không lây nhiễm. Mặc dù nguy hiểm, nhưng các BKLN có thể được phòng chống hiệu quả thông qua kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Đó là lý do Davipharm (https://davipharm.info/vi/), thành viên của tập đoàn Adamed Pharma S.A-Ba Lan, là nhà sản xuất thuốc trong nước đầu tiên trở thành đối tác của Bộ Y tế trong công tác phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam thông qua chương trình hợp tác dài hạn "Chăm Sóc Sức Khỏe Việt", bắt đầu từ năm 2021 và tiếp tục thành công vào năm 2022. Tìm hiểu thêm tại: https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN Nguồn: Dự án Chăm Sóc Sức Khỏe Việt |