Thiếu sắt là một bệnh rất phổ biến ở nữ giới, có dấu hiệu khi mức độ hồng cầu trong máu thấp hơn bình thường. Thiếu sắt đồng nghĩa với việc cơ thể sản xuất không đủ hemoglobin, giúp các tế bào máu đỏ vận chuyển oxy tới tất cả các mô trong cơ thể và điều này đi kèm với nhiều tác dụng phụ.
Bất cứ ai cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt nhưng nhóm có nguy cơ thiếu sắt lớn nhất là những người ăn chay vì thịt đỏ, nguồn sắt lớn nhất, được bỏ qua từ dinh dưỡng của họ. Ngoài ra, người hiến máu cũng dễ mắc bệnh này vì họ chia sẻ một lượng lớn chất sắt với những người khác. Theo thống kê có khoảng 20% phụ nữ (50% phụ nữ mang thai), 3% nam giới bị thiếu sắt.
Sau đây là những dấu hiệu phổ biến cho thấy cơ thể bạn thiếu sắt. Nếu có, chị em cần bổ sung ngay trước khi quá muộn.
Mệt mỏi
Nếu bạn đang ngủ nhiều hơn bình thường, mệt mỏi và yếu ớt trong thời gian dài đồng nghĩa cơ thể bạn cũng đang thiếu sắt.
Nhức đầu, chóng mặt
Khi đứng lên, chúng ta thường nhận được thấy chóng mặt vì khi đó lưu lượng oxy tới não bị gián đoạn. Đây là lý do gây đau đầu và chóng mặt, và thậm chí có thể dẫn đến ngất xỉu.
Khó thở
Chỉ với những hoạt động bình thường như leo cầu thang đơn giản hay đi bộ có thể gây ra hơi thở bất thường, chứng tỏ bạn đang thiếu sắt. Khó thở là dấu hiệu bạn đang bị thiếu sắt, có thể do dòng chảy bất thường của oxy bởi thiếu hụt sắt.
Nhiễm trùng thường xuyên
Trong trường hợp bạn có những vết thương mà phải mất một thời gian dài để lành cũng nhược dễ dàng bị nhiễm bệnh, điều này có nghĩa nồng độ hemoglobin thấp và bạn cần nâng cao mức độ sắt của bạn trước khi quá muộn.
Móng tay giòn, yếu
Móng tay giòn, yếu dễ gãy cũng có thể là một trong những triệu chứng nói rằng cơ thể bạn đang thiếu sắt. Nếu bạn gặp những vấn đề với móng tay hoặc tóc, hãy bổ sung sắt cho cơ thể trước khi quá muộn.
Hội chứng chân không nghỉ
Thiếu sắt là một nguyên nhân gây hội chứng chân không ngủ, biểu hiện rõ nhất khi ngủ. Điều này thực sự là một tình trạng nghiêm trọng, gây ra các biểu hiện là các cơn đau nhói, co kéo, tê chân...
Bạn có thể làm gì?
Hãy kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh và tiêu thụ các sản phẩm có lợi bao gồm các loại thực phẩm như thịt, trứng, cá, rau lá xanh hoặc ngũ cốc, bánh mì, sữa, sẽ làm tăng mức độ sắt trong cơ thể và cải thiện sức khỏe của bạn.
Bạn cũng có thể uống bổ sung sắt tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống. Điều quan trọng hơn cả là hãy chú ý đến các triệu chứng để phản ứng kịp thời.
Huyền Nguyễn (Theo Giadinhvietnam.com)