Nhiệt miệng thường xảy ra là những tổn thương nhỏ, ở trong miệng và gây đau đớn. Nó gây cảm giác cực kì khó chịu khi ăn uống hoặc nói chuyện, mặc dù chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác của vấn đề này nhưng một vài yếu tố dưới đây được cho là nguyên nhân tác động để gây nên nhiệt miệng. Hiểu được nguyên nhân để có cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
- Bị thương ở miệng
- Kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate
- Nhạy cảm với những loại thực phẩm có tính axit như nước trái cây
- Thiếu vitamin thiết yếu, đặc biệt là B12, kẽm, folate và sắt
- Dị ứng với vi khuẩn trong miệng
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt
- Căng thẳng về cảm xúc hoặc thiếu ngủ
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm
Có 3 loại nhiệt miệng thường thấy là nhỏ, lớn và Herpetiform. Mỗi loại sẽ đi kèm với một số triệu chứng khác nhau để nhận biết.
- Nhỏ: Vết loét nhỏ, hình bầu dục hoặc tròn, sẽ khỏi trong khoảng 1 - 2 tuần mà không để lại sẹo. Đây là loại phổ biến nhất của nhiệt miệng.
- Lớn: Vết loét lớn và sâu hơn loại nhỏ, có những cạnh không đều và có thể mất khoảng 6 tháng để hồi phục và để lại sẹo.
- Herpetiform: là loại nhiệt miệng có những vết loét có kích thước xác định, cách cạnh không đều và sẽ hồi phục trong khoảng 1 - 2 tuần mà không để lại sẹo. Những vết loét dạng này gây cảm giác rất đau đớn và bạn nên đến gặp bác sĩ bởi bạn có thể bị bệnh nhiễm trùng herpes simplex. Hiểu được các loại nhiệt miệng để có các cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả
Hầu hết nhiệt miệng sẽ không cần chữa trị, nhưng điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn và lâu khỏi. Nếu bạn cảm thấy khó chịu thì hãy dùng một số phương pháp sau để khắc phục điều đó.
Sữa được chế biến từ nguyên liệu dừa tươi, sau đó súc miệng 3 - 4 lần với sữa dừa mỗi ngày, điều đó sẽ tạo cảm giác mát lạnh và giảm nhiệt của vết loét.
Đun sôi lá cỏ cà ri và lọc lấy nước, để đến khi mát. Súc miệng với nước này 2 - 3 lần một ngày sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Nhai 5 - 6 lá húng tây với nước mỗi ngày để giúp giải quyết vấn đề nhiệt miệng của bạn nhanh chóng hơn. Áp dụng phương thuốc này 5 -6 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Đun một ít lá rau mùi, sau đó để nước đến khi lạnh. Súc miệng 3 - 4 lần mỗi ngày để chữa khỏi vết loét miệng của bạn.
Làm hỗn hợp này với khoảng 10 giọt tinh dầu cây trà cho vào 1/3 cốc nước. Súc miệng bằng hỗn hợp dung dịch này trong miệng khoảng 60 giây, nó sẽ giúp bạn chữa lành vết loét nhanh hơn và tạo cảm giác dễ chịu.
Bôi trực tiếp vài giọi tinh dầu tràm trà vào các vết loét để giảm sưng tấy và đau rát, điều đó cũng giúp các vết loét nhanh khỏi hơn.
Trộn hỗn hợp mật ong và dầu dừa, sau đó bôi trực tiếp kết hợp với xoa bóp để làm dịu những đau rát và làm sạch vi khuẩn trong vết loét.
Lấy 60 gram hoa hồng đỏ và 1 lít nước, đun sôi hỗn hợp trong 5 phút. Hãy để hỗn hợp sau khi đun sôi đến một nhiệt độ thích hợp mà bạn cảm thấy dễ chịu và dùng để rửa sạch vết loét 2 - 3 lần mỗi ngày.
Để phòng tránh nhiệt miệng có thể tấn công bạn lần nữa, hãy tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây kích ứng miệng của bạn như: trái cây chua, các loại hạt, khoai tây chiên hay bất cứ thứ gì cay. Hãy ăn một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và đầy đủ vitamin cho cơ thể bạn. Tăng cường hoạt động thể thao, thư giãn để giảm stress và duy trì vệ sinh răng miệng hằng ngày để bạn có cuộc sống tốt nhất.
Hạ Tú (Theo Giadinhvietnam.com)