Những ngày Tết không tránh khỏi việc ăn uống thất thường, ăn nhiều bữa, nạp vào cơ thể nhiều loại thức ăn như đồ cay, chất béo, rượu bia... dẫn đến bị đầy bụng, khó tiêu. Tình trạng đầy bụng diễn ra khi lượng thực ăn bạn nạp vào cơ thể không tiêu hóa hết được, đi kèm với tình trạng đầy bụng có thể là ở hơi, ợ chua, buồn nôn... Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng trong phòng bếp cũng có nhiều nguyên liệu có thể "xử lý" tình trạng đầy bụng khó chịu.
Ăn cam, nho: Loại trái cây này không những giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả mà còn cung cấp dinh dưỡng cho bạn. Do đó, bạn có thể ăn cam hoặc nho sau bữa ăn để giải quyết tình trạng khó tiêu.
Dùng nước chanh và gừng: Pha hai muỗng nước cốt chanh, gừng và ít mật ong cùng với nước ấm. Bạn chỉ cần uống hỗn hợp này sau mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm cảm giác đầy bụng.
Dùng nước đá: Theo khuyến cáo của các bác sĩ, bạn nên chườm túi nước đá lên bụng khoảng 30 phút sau khi ăn để giảm cơn đau dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc nóng để dạ dày được thư giãn.
Dùng dầu tỏi và dầu đậu nành: Khi nào bị đau bụng hoặc chướng bụng hãy trộn hỗn hợp dầu tỏi và dầu đậu nành rồi xoa nhẹ nhàng lên bụng.
Uống nước chanh nóng: Nếu thường xuyên gặp tình trạng khó tiêu bạn nên chuẩn bị đồ uống này trước bữa ăn. Một muỗng nước cốt chanh, một ít đường pha cùng với nước ấm và uống trước bữa ăn có thể ngừa được tình trạng đầy bụng hiệu quả.
Uống sữa và trà: Sữa tách bơ hoặc trà bạc hà hay trà mâm xôi cũng có thể giải quyết được tình trạng khó tiêu ở dạ dày.
Dùng củ gừng: Bạn lấy 1 nhánh gừng nhỏ rửa sạch, sau đó giã nát và chắt lấy nước, sau đó cho 1 muỗng canh mật ong và 150 ml nước nóng khuấy đều và uống. Nên uống ngay sau khi pha và lúc nước gừng còn ấm. Mỗi ngày nên uống 2-3 lần sau mỗi bữa ăn đến khi tình trạng đầy bụng thuyên giảm.
Uống nước lá tía tô: Dùng lá tía tô rửa sạch và cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó lọc đi phần cặn, chắt lấy nước cốt đã xay và uống. Nên uống nước lá tía tô ngay khi vừa xay xong. Tần suất dùng cũng khoảng 2-3 lần/ngày để chứng đầy bụng mau thuyên giảm.
Dùng rau răm: Bạn lấy 15 g rau răm cả thân và lá rửa sạch và giã nắt hoặc dùng máy xay để xay nhuyễn rau răm, sau đó vắt lấy nước để uống. Nên uống liền sau khi vừa xay xong là hiệu quả nhất. Tần suất dùng nên từ 1-2 lần/ngày.
Dùng lá bạc hà: Dùng một nắm lá bạc hà rửa sạch và giã nhỏ, sau đó vắt lấy nước. Cho dung dịch này pha với nước cốt của 1 quả chanh và cho vào cốc nước sôi để nguội, sau đó thêm một ít đường vừa đủ, khuấy đều rồi uống. Sau khi pha xong, bạn nên dùng ngay. Các bạn nên uống hằng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Dùng hoa cúc và thì là: Lấy khoảng 3g hoa cúc và 100g thì là sau đó sửa sạch. Cho thì là và hoa cúc vào ấm pha trà, sau đó cho nước sôi vào. Đậy nắp kín, đợi khoảng 15 phút và thưởng thức. Các bạn nên dùng ngay khi pha và ngay khi còn nóng. Mỗi ngày, bạn có thể uống thì là và hoa cúc rất tốt cho việc chữa đầy hơi.
Uống nước tỏi: Dùng 15g tỏi đã bóc vỏ, sau đó giã nát và tan với 60ml nước ấm và thêm vào 5g đường phèn, sau đó bạn có thể thưởng thức. Các bạn nên uống ngay sau khi pha và nên uống khi nước còn ấm. Mỗi ngày, bạn nên uống từ 1-2 lần. Vị của bài thuốc này sẽ hơi khó uống, nhưng khả năng làm giảm tình trạng đầy bụng rất hiệu quả trong thời gian ngắn.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)