Một nhóm các Trường Trung cấp Y Dược Tp Hồ Chí Minh đã nhóm họp và có kiến nghị Bộ Y tế đề nghị “sửa lại và tạm ngừng thực hiện Thông tư”. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh những tác động của Thông tư liên tịch số 26 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đến nhóm lao động trình độ Trung cấp Y tế.
Đối tượng chịu tác động của Thông tư 26 về việc sẽ dừng tuyển sinh đào tạo và không sử dụng những cán bộ Y tế có trình độ trung cấp này rất lớn. Không chỉ tác động trực tiếp đến khoảng 80 Trường Trung cấp Y Dược và khoảng 45 Trường cao đẳng Y tế có đào tạo Trung cấp Y Dược mà còn tác động đến hơn trăm ngàn người đã và đang học tại các Trường Trung cấp Y tế ở các tỉnh thành phố. Theo một số chuyên gia Y tế Giáo dục cho biết: theo quy hoạch nhu cầu nhân lực của Bộ Y tế đến năm 2020, sẽ cần hơn 8 vạn cán bộ điều dưỡng viên để phục vụ trong các sơ sở Y tế Nhà nước hoặc các Bệnh viện tư. Đặc biệt là các địa phương vùng khó khăn, vùng xa, vùng sâu còn thiếu trầm trọng cán bộ Y tế cơ sở để chăm sóc sức khoẻ cho người dân địa phương thì việc dừng tuyển sinh đào tạo hệ Trung cấp Y tế sẽ tạo nên sự thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên môn cho các địa phương khó khăn một cách trầm trọng.
Theo ban pháp chế Trường Trung cấp Y khoa Pasteur cho biết: Theo tinh thần của Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 7-10-2015, từ ngày 1-1-2021, viên chức ngành y tế Việt Nam phải có trình độ từ cao đẳng trở lên và từ năm 2025 các chức danh cán bộ hệ trung cấp trong toàn bộ ngành y tế sẽ bị hủy bỏ nhằm chuẩn hoá cán bộ Y tế nâng cao trình độ chuyên môn trong việc chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Do vậy, từ năm 2018 thì các Trường Trung cấp Y Dược Hà Nội và các tỉnh thành khác đều phải dừng tuyển sinh các lớp Trung cấp y dược, kể cả hệ đào tạo văn bằng 2 Trung cấp Y Dược vừa học vừa làm.
Phản hồi về vấn Thông tư liên tịch số 26 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc dừng tuyển sinh Trung cấp Y Dược và chuẩn hoá cán bộ Y tế trình độ cao đẳng: Một Trường Trung cấp Y Sài Gòn cho rằng thông tư này sẽ chặn đứng cơ hội học tập của hàng trăm nghìn học sinh chưa có điều kiện đi học ngay Cao đẳng Y Dược. Do vậy trong bản kiến nghị của một nhóm Trường Trung cấp Y Sài Gòn đòi hỏi Bộ Y tế phải có lộ trình hợp lý về việc dừng tuyển sinh Trung cấp Y Dược và cũng tạo điều kiện cho các Trường có thời gian chuẩn bị nhân lực, vật lực, tài lực cho việc nâng cấp Trường lên Cao đẳng Y Dược theo đúng quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cần diện tích 5 héc ta đất, vốn 100 tỉ đồng chưa bao gồm trang thiết bị phục vụ đào tạo ngành Y Dược. Bên cạnh những băn khoăn của các Trường Trung cấp Y Hà Nội và ngay cả các cán bộ Y tế trình độ Trung cấp chưa có điều kiện học liên thông Cao đẳng Y Dược cũng đang ngóng trông hai Bộ Y tế và Nội vụ sớm đưa ra luận cứ khoa học và có lộ trình hợp lý để thực thi Thông tư 26.
Theo Bác sĩ Linh Thị Công Hiệu Trưởng Trường Trung cấp Y Dược Pasteur cho biết thực ra Thông tư liên tịch số 26 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ tác động nhiều nhất đến nhóm đối tượng Trường Trung cấp Y còn ít tác động đến nhóm đối tượng Trường Trung cấp Dược hơn do số lượng tuyển dụng cán bộ chuyên môn ngành Y vào các cơ sở Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện là rất lớn còn Dược sĩ Trung học thì nhu cầu tuyển dụng vào viên chức Y tế Bệnh viện rất ít. Trong một Bệnh viện có hàng hàng điều dưỡng nhưng Dược sĩ rất ít, chỉ chiếm vài phần trăm số lượng không đáng kể.
Các em học Trung cấp Dược ra trường đa phần vào làm ở các Nhà thuốc tư nhân hoặc làm trình dược viên cho các công ty dược phẩm, các nhà máy xí nghiệm sản xuất thuốc. Do vậy nếu dừng cả việc đào tạo Trung cấp Dược thì các Nhà máy, Xí nghiệp sản xuất thuốc cũng sẽ thiếu hụt lao động có chuyên môn về Dược học một cách trầm trọng. Hy vọng Bộ Y tế sẽ xem xét lại quy định của thông tư 26 để điều chỉnh hợp lý hơn.
HX (Theo Giadinhvietnam.com)