Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, qua đôi mắt người ta có thể biết được sức khỏe của cơ thể. Ngày nay tỷ lệ mắc bệnh ung thư ngày càng cao và có xu hướng trẻ hóa. Khi mắc bệnh ung thư, hầu hết các triệu chứng ban đầu không rõ ràng, đến bệnh viện khám thì đã đến giai đoạn giữa và cuối. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư có thể được phát hiện từ những thay đổi của mắt. Đặc biệt khi xuất hiện ba biểu hiện bất thường sau đây ở mắt, hãy cảnh giác với sự xuất hiện của ung thư.
1. Sụp mí
Nhìn chung, sau khi bước vào tuổi già sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn và sụp mí, đây là biểu hiện của quá trình lão hóa cơ thể. Tuy nhiên, những bạn trẻ bị sụp mí nặng thì cần đề phòng với tế bào ung thư trong cơ thể. Vì vậy, cần phán đoán cơ thể đang ở trạng thái khỏe mạnh hay không từ một số thay đổi nhỏ trên cơ thể. Bất kể bệnh gì, kể cả ung thư, chỉ cần phát hiện sớm và điều trị sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh là rất cao.
2. Mắt đờ đẫn, tức ngực và nghẹt thở
Trong trường hợp bình thường, đôi mắt khỏe và giúp quan sát mọi vật. Nếu mắt đờ đẫn và kèm theo ho, tức ngực và khó thở thì rất có thể đó là bệnh phổi. Nếu bạn bị viêm phế quản lâu năm và không được chữa khỏi, nó có thể phát triển thành ung thư phổi. Khi gặp trường hợp này, bạn cần đến ngay bệnh viện để khám xem có phải do ung thư phổi không, từ đó có hướng điều trị trúng đích.
3. Mắt vàng
Vàng mắt là một triệu chứng của bệnh vàng da, nó cũng có thể là do các tế bào ung thư trong cơ thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Tế bào ung thư trong cơ thể làm tổn thương tế bào gan, khiến cơ thể đào thải bilirubin dư thừa. Khi bilirubin vượt quá tiêu chuẩn ở một mức độ nhất định, nó sẽ theo máu để vận chuyển đến mọi nơi trong cơ thể, gây ra hiện tượng vàng da. Nhìn chung, khi xuất hiện triệu chứng vàng da thì rất có thể bạn đang bị ung thư gan, không loại trừ khả năng bị ung thư tuyến tụy.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư?
1. Áp dụng chế độ ăn hợp lý và khoa học
Ngày nay, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện, nhiều người thích chế độ ăn nhiều calo, nhiều đường và nhiều chất béo nhưng điều này có thể khiến cơ thể bị béo phì. Béo phì là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tụy, ung thư đại trực tràng… Vì vậy, cần điều chỉnh chế độ ăn, áp dụng chế độ ăn ít chất béo, ít calo.
2. Phải bỏ thuốc lá
Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim, ung thư phổi và ung thư gan. Ngoài ra, khói thuốc còn chứa hơn 40 chất gây ung thư, có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi khi xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, chúng ta phải bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc.
3. Duy trì một cuộc sống lành mạnh
Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày, vì thức khuya thường xuyên sẽ khiến lượng melatonin tiếp tục giảm và tăng nguy cơ ung thư. Melatonin có thể bảo vệ hiệu quả DNA khỏi tác hại của quá trình oxy hóa và nó cũng có thể chống lại các tế bào ung thư.
4. Duy trì tập thể dục
Ngồi lâu, lười vận động sẽ ức chế chức năng hoạt động của các yếu tố miễn dịch và làm giảm sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch. Vì vậy, cần đảm bảo mỗi ngày tập thể dục trên 30 phút, cơ thể ra mồ hôi nhẹ có thể nâng cao chức năng hoạt động, giảm nguy cơ ung thư.
Lời khuyên: Nam và nữ đều phải đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ hàng năm để có thể kịp thời nắm được tình trạng cơ thể của mình, đồng thời có thể phát hiện sớm các bệnh ung thư và các tổn thương tiền ung thư. Đảm bảo ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và giảm thiểu số lần thức khuya. Ngoài ra, chúng ta phải giữ tâm lý bình tĩnh, vì những cảm xúc không tốt sẽ khiến cơ thể sinh ra phản ứng căng thẳng, giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)