Danh mục

Biện pháp cần thiết để phòng bệnh tay chân miệng

Thứ tư, 07/05/2014 13:56

Hiện nay ở nước ta thời tiết có những diễn biến bất thường đã làm cho nhiều dịch bệnh bùng phát cùng lúc, kể cả bệnh tay chân miệng.

Trong khi dịch sởi đang dần chững lại ở khu vực phía Bắc thì thì bệnh tay chân miệng lại đang bùng phát ở khu vực phía nam. Đứng trước tình hình dịch diễn biến khó lường, người dân cần chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh

Bệnh tay chân miệng xuất hiện 62 tỉnh/thành phố

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, thường xảy ra vào mùa hè, dễ gây thành dịch. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là độ tuổi dưới 3 tuổi và phát tán mạnh nhất ở nhóm trẻ trong các trường mầm non, nhà trẻ, ở nơi đông dân cư.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO)  đến đầu tháng 4/2014 bệnh tay chân miệng gia tăng ở một số nước trong khu vực. Đến 23/4/2014 Trung Quốc ghi nhận 248.792 trường hợp mức, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2013; Singapore mắc 4.843 trường hợp, tăng 1,1 lần so với sùng kỳ năm 2013…

Đầu năm 2014 đến nay, Việt Nam ghi nhận 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 62 tỉnh thành phố, 02 trường hợp tử vong. Mặc dù số mắc và tử vong có giảm so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên một số tỉnh, thành phố đã có số mắc tăng như TP.Hồ Chí Minh tăng 28,9%, Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 34,4%, Cà Mau tăng 15,5%, Kon Tum và Đắk Lắk.

Tại Hà Nội, tính đến ngày 4/5/2014, toàn thành phố ghi nhận 192 trường hợp mắc tại 26/30 quận huyện. Số mắc giảm 41,6% so với cùng kỳ năm 2013. Trong những tháng tới, tình hình bệnh tay chân miệng sẽ gia tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi trong khi hiện chưa có biện pháp đặc hiệu để phòng bệnh.


Hiện nay ở nước ta thời tiết có những diễn biến bất thường đã làm cho nhiều
dịch bệnh bùng phát cùng lúc, kể cả bệnh tay chân miệng. Ảnh minh họa

Bệnh chưa có thuốc đặc hiệu

Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, do Entero virus (nhóm virus đường ruột) gây ra, trong đó đáng lưu ý là chủng EV71, có độc lực mạnh, diễn biến nặng có nhiều biến chứng, có thể gây tử vong. Nguồn lây chính từ nước bọt, dịch phỏng nước bị vỡ và phân của trẻ nhiễm bệnh. Trẻ lành tiếp xúc trược tiếp với trẻ mắc bệnh, bị nhiễm bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virut gây bệnh hoặc cầm nắm đồ chơi, đồ dùng sinh hoạt, bàn ghế, nền nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng và phân của trẻ bệnh.

Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5 độ C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh...

Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mặc miệng, long bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Biến chứng của bệnh về thần kinh gây viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não. Rung giật cơ, ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược. Rung giật nhãn cầu, yếu, liệt chi (liệt mềm cấp), liệt dây thần kinh sọ não. Biến chứng về tim mạch, hô hấp gây viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.

Hiện nay bệnh chân tay miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm). Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.


Người dân cần chủ động trong công tác phòng chống
dịch bùng phát. Ảnh minh họa

Người dân cần chủ động phòng bệnh

Trong khi bệnh sởi lây qua đường hô hấp, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng thì tay chân miệng đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. “Vì vậy, nếu không chủ động phòng bệnh bằng cách tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, khả năng dịch bệnh tay chân miệng,  bùng phát là điều khó tránh khỏi”.Chính vì thế người dân cần chủ động trong công tác phòng chống dịch.

Người bệnh được cách ly, trẻ em không đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.

Phân và chất thải của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng Cloramin B; quần áo, chăn màn, dụng cụ của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng đun sôi, ngâm dung dịch Cloramin B 2%.

Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện vệ sinh cá nhân, hạn chế dùng chung các dụng cụ với người bệnh.

Khi trẻ còn triệu chứng của bệnh, không cho trẻ tham gia các hoạt động có nhiều trẻ em tham gia.

Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để thông báo cho cơ sở y tế.

Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).

Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, lau sàn nhà bằng dung dịch khử khẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

Trẻ mắc bệnh không đến lớp cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước. Khuyến cáo các trường học khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày thì cho cả lớp nghỉ học từ 10 – 14 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng và xử lý tốt môi trường không để dịch bùng phát và lan rộng cho cộng đồng.

Cần tăng cường sức đề kháng bằng bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh.

Trí Thức Trẻ/aFamily.vn

Tin được quan tâm

6 nghề sẽ thất nghiệp đầu tiên trong tương lai gần theo dự đoán của Jack Ma, đặc biệt là nghề thứ hai

Với sự phát triển của Al, dự đoán của Jack Ma có thể thực sự trở thành hiện thực.
Kiến thức 2 ngày, 5 giờ trước

Năm 2025, ngành học này được miễn phí hoàn toàn, hưởng thêm phí sinh hoạt toàn khóa học

Theo quy định, ngành học này sẽ được miễn hoàn toàn học phí cũng như hỗ trợ thêm phí sinh hoạt.
Kiến thức 2 ngày, 7 giờ trước

Quy định mới: Từ nay, cha mẹ đi xe máy chở con có thể bị phạt lên tới 10 triệu đồng nếu vi phạm lỗi này

Mức phạt mới được quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP đối với hành vi này đã tăng hơn 20 lần so với quy định trước...
Kiến thức 21 giờ, 12 phút trước

Kể từ bây giờ, thủ tục cấp Sổ đỏ với đất có diện tích tăng thêm sẽ thực hiện theo quy định mới

Quyết định 629/QĐ-BNNMT chính thức có hiệu lực từ ngày 3/4/2025, thay thế Quyết định 2124/QĐ-BTNMT ngày 1/8/2024.
Kiến thức 2 ngày, 4 giờ trước

Bắt đầu từ tháng 5/2025: Đi xe máy không có đăng ký xe vừa bị phạt tiền vừa bị tịch thu xe, đúng không?

Đăng ký xe là giấy tờ bắt buộc phải có khi đưa xe máy lưu thông trên đường nên người dân cần chú ý mang...
Kiến thức 1 ngày, 5 giờ trước

Tăng lương hưu lần 3 từ ngày 1/7/2025 sau đợt tăng 15%: Ai là người nhận 140 triệu/tháng?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2025, việc điều chỉnh lương hưu tiếp nối đợt tăng 15%...
Kiến thức 1 ngày, 11 giờ trước

Tin cùng mục

Có 3 loại nước là 'vua rút cạn canxi, uống càng nhiều xương càng giòn, dễ gãy nhưng nhiều người Việt dùng hàng ngày

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngoài yếu tố tuổi tác, thói quen sinh hoạt và ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng...
Chăm sóc sức khỏe 3 giờ, 42 phút trước

5 loại cá giàu omega-3 lại ngọt thịt, ít xương dăm: Đi chợ gặp được phải mua ngay kẻo tiếc lắm

Việc bổ sung các loại cá giàu dưỡng chất, đặc biệt là omega-3, vào thực đơn hàng ngày không chỉ giúp cải thiện sức khỏe...
Chăm sóc sức khỏe 8 giờ, 27 phút trước

Việc trẻ chậm phát triển thực ra có liên quan mật thiết đến vấn đề này: 90% phụ huynh không chú ý đến 'bãi mìn' chiều cao

Sau một đợt bệnh kéo dài như cúm, virus, dị ứng,... nhiều trẻ em trở thành “bình thuốc di động”. Tuy không còn triệu chứng...
Chăm sóc sức khỏe 10 giờ, 19 phút trước

Uống nước mật ong vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn?

Khi thảo luận về chủ đề "Uống mật ong vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn?", trước tiên chúng ta cần hiểu rằng mật...
Chăm sóc sức khỏe 12 giờ, 15 phút trước

Làm thế nào để không mắc ung thư suốt đời? Bác sĩ ung bướu tổng kết: 4 điểm này nhiều người chưa làm được

Thực tế cho thấy, 4 nguyên tắc đơn giản nhưng dễ bị bỏ qua, giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư. Cùng tham khảo...
Chăm sóc sức khỏe 22 giờ, 41 phút trước

Chỉ số IQ của trẻ được thừa hưởng từ cha hay mẹ? Sự thật có thể khác với những gì bạn nghĩ

Trí thông minh của trẻ em luôn là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm. Vậy sự thật là thế nào, hãy cùng...
Chăm con 1 ngày, 5 giờ trước

Tin mới cập nhật

Từ nay: Hàng nghìn người được hưởng thêm 3-4 triệu đồng/tháng, thêm quyền lợi lớn cho người không có lương hưu

Từ 2025, hàng nghìn người được hưởng thêm 3-4 triệu đồng/tháng, bên cạnh đó thêm quyền lợi lớn cho người không có lương hưu.
Kiến thức 1 giờ, 3 phút trước

Việt Nam có loại gỗ 'vương mộc' đắt ngang kim cương, giá lên đến 25 tỷ đồng: 800 năm mới được thu hoạch

Đây là loại gỗ quý hiếm, cấm khai thác, nằm trong Sách đỏ Việt Nam.
Kiến thức 1 giờ, 16 phút trước

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ Bảy ngày 3 tháng 5, tức ngày mùng 6 tháng 4 âm lịch?

Ngày 3 tháng 5, thứ Bảy, là ngày thứ sáu của tháng thứ tư âm lịch, con giáp nào nên thận trọng hơn? Làm thế...
Đời sống số 1 giờ, 22 phút trước

Từ nay: Đi xe máy không lắp đủ 2 gương chiếu hậu sẽ bị CSGT xử phạt 600 nghìn, đúng không?

Quy định về gương chiếu hậu nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông nên mọi người cần lưu ý....
Kiến thức 1 giờ, 25 phút trước

Ngành học mới hút giới trẻ nhưng nghe tên lại bị phụ huynh 'chê': Cơ hội thu nhập tới 50 triệu đồng/năm, sinh viên được vừa học vừa chơi, Việt Nam mới có đúng 1 trường đào tạo

Game dù đã phát triển tại Việt Nam từ lâu nhưng đến bây giờ ngành Công nghệ Game mới đây mới có trường mở chuyên...
Kiến thức 2 giờ, 32 phút trước

Hãy giơ ngón tay cái ra và đo tình trạng thực sự của bạn trong những năm cuối đời. Bạn đang tận hưởng cuộc sống nhàn nhã hay làm việc vất vả?

Bài kiểm tra này thật thú vị vì nó cho phép bạn nhìn vào tình trạng thực sự của bản thân, không phải qua lời...
Đời sống số 2 giờ, 41 phút trước

5 người có IQ cao nhất lịch sử Trung Quốc: Gia Cát Lượng xếp hạng cuối, số 1 là ai?

Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều người thông minh kiệt xuất trong đó phải nhắc đến 5 cái tên dưới đây.
Kiến thức 2 giờ, 56 phút trước

Loại quả mọc dại ở Việt Nam nhưng sang nước ngoài trở thành hàng quý hiếm, được bày bán ở vị trí xịn xò trong siêu thị

Gần như rất ít vùng ở Việt Nam tiêu thụ loại quả này, nhưng sang nước ngoài chúng lại được ưa chuộng rộng rãi.
Kiến thức 2 giờ, 6 phút trước

Theo quy định, người dân sẽ không thể thực hiện sang tên sổ đỏ nếu quá 3 mốc thời gian này

Sang tên sổ đỏ là cách gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tăng cho, thừa kế...
Kiến thức 2 giờ, 24 phút trước

Nên để 'chồng quản lý tiền' hay 'vợ quản lý tiền'? Khoa học tâm lý tiết lộ sự thật

Dù tình hình gia đình thế nào, người có năng lực quản lý tài chính tốt hơn mới có thể ổn định cuộc sống và...
Đời sống số 2 giờ, 24 phút trước