Brantly đang được điều trị ở Đại học Emory, Mỹ cùng với Nancy Writebol, một nhân viên y tế khác cũng bị nhiễm Ebola. Chồng của Writebol nói với báo chí rằng cô ấy giờ đang khỏe lên và thậm chí có thể uống được một cốc cà phê Starbuck.
Bác sĩ Kent Brently, bệnh nhân người Mỹ có kết quả dương
tính với Ebola. Ảnh: Samaritan's Purse
Brantly nói: “Tôi viết những dòng này khi đang điều trị ở bệnh viện của trường Đại học Emory. Tại đây, tôi được điều trị trong môi trường tốt nhất. Tôi đang khỏe lên từng ngày. Cảm ơn Chúa đã thương xót khi thấy tôi đang vật lộn với căn bệnh khủng khiếp này. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới những người đang cầu nguyện cho tôi cũng như cho Nancy và những người khác đang nhiễm Ebola tại Liberia và Tây Phi”.
Tình hình sức khỏe của cả hai bệnh nhân người Mỹ sau khi nhận thuốc thử nghiệm đang cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, các nhân viên y tế Mỹ cho rằng vẫn còn quá sớm để có thể đưa ra kết luận cho loại thuốc này. Không ai biết được liệu nó sẽ có tác dụng điều trị Ebola hay lại đem kết quả ngược lại bởi hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc chữa trị chính thức cho Ebola.
Ebola được coi là virus nguy hiểm có khả năng gây bệnh tử vong cao. Thời gian ủ bệnh từ 20-21 ngày. Các triệu chứng đi kèm với bệnh Ebola là sốt, đau đớn, khó chịu, nôn mửa, tiêu chảy, nôn và khạc ra máu.
Virus không lây truyền qua không khí nhưng có thể hoàn toàn lây nhiễm nếu tiếp xúc qua đường máu, bài tiết hoặc qua đường tình dục với người bệnh; thậm chí, căn bệnh cũng có thể bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh.
Bác sĩ Kent Brently và nhà truyền giáo người Mỹ Nancy Writebol bị nhiễm Ebola đang dần ổn định nhờ thuốc thử nghiệm Ebola (ZMapp). Hiện vẫn chưa chắc chắn liệu loại thuốc này có hiệu quả thực sự hay không. Nhưng trước mắt, hai bệnh nhân người Mỹ vẫn đang tiếp tục chiến đấu giành lại sự sống từ căn bệnh quái ác này.
Báo Đất Việt