Có nhiều thói quen cực hại cho sức khỏe khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh mà các gia đình mắc phải nhưng chẳng ngờ tới!
Không bọc riêng và ngăn cách thực phẩm
Một trong những thói quen sai lầm của các bà nội trợ là không đóng riêng từng loại thực phẩm vào hộp hay ngăn cách bằng màng bọc thực phẩm mà để chung vào cùng một nơi trong tủ lạnh. Điều này khiến các thực phẩm sống, chín, rau xanh và thịt dễ tiếp xúc, lây nhiễm chéo vi khuẩn, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Không đậy nắp thức ăn thừa
- Không đóng nắp, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở khiến tủ lạnh luôn có mùi khó chịu.
- Nên trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong.
- Bạn cũng có thể trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.
Không chú ý tới nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố rất quan trọng trong việc bảo quản thức ăn. Trong những ngày “cao điểm” thực phẩm chứa quá nhiêu trong tủ lạnh thức ăn sẽ chóng bị ôi thiu hơn.
Vì vậy cần biết cơ chế hoạt động của từng loại tủ vì khí lạnh tỏa ra ở mỗi ngăn là khác nhau để tích trữ đồ ăn phù hợp. Nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh cần đảm bảo luôn ở mức dưới 4 độ C, còn ngăn đá tốt nhất là dưới -18 độ C. Nhiệt độ trên 4 độ C sẽ làm vi khuẩn sinh sôi rất nhanh chóng.
Để quá nhiều đồ
Khối lượng thực phẩm trong dịp Tết rất lớn khiến nhiều người có thói quen chất hết tất cả vào tủ lạnh mà không hề biết rằng điều này sẽ khiến thực phẩm không được bảo quản đúng tiêu chuẩn và nhanh chóng bị hư hỏng hơn. Không khí lạnh cần có không gian thoáng để có thể bao quanh thực phẩm, nếu chất quá đầy và không chừa khe hở dễ khiến tủ bị bí hơi, nhiệt độ lạnh không đều.
Không rửa thịt tươi trước khi đông đá
Rất nhiều người khi mang thịt về thì nhét tất cả vào túi rồi cất trong ngăn đá. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt. Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách.
Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá. Vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn cùng bám vào trong thịt sẽ không tốt.
Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết
Nhiều người có suy nghĩ sau khi thịt sau khi rã đông ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa. Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa.
Dùng bình nhựa để nước lọc trong tủ lạnh
- Đây là một thói quen rất có hại vì khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin.
- Chất này là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates…
Lưu ý khi bảo quản thịt trong tủ lạnh
Không cho thịt chín vào đông lạnh quá lâu. Thịt để lâu trong tủ lạnh ăn vẫn có thể bị tiêu chảy
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc cơ bản khi bảo quản thực phẩm chín trong tủ lạnh chỉ từ 1- 2 ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc tính của từng loại thực phẩm mà chúng ta bảo quản theo các cách khác nhau với thời gian phù hợp.
Thức ăn chín như thịt nếu muốn bảo quản trong tủ lạnh cũng không nên để quá lâu, chỉ nên lưu cho bữa sau, như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất chỉ nên từ 5-6 tiếng.
Vì vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC nhưng nếu để quá lâu các vi sinh khuẩn sẽ gây ra những độc tố. Tuy nhiên, nếu để quá lâu, thịt trong tủ lạnh cũng không còn tốt cho sức khỏe. Các phân tử protein sẽ bị biến tính, tự hoại tử. Vì thế, không có nghĩa là thực phẩm cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%.
Theo Khoevadep.com.vn