Trên thực tế, cục máu đông không phải là một căn bệnh "im lặng" hoàn toàn. Cơ thể có thể gửi đi những tín hiệu cảnh báo sớm, đặc biệt là khi đi bộ. Một số dấu hiệu bất thường trong dáng đi có thể phản ánh tình trạng huyết khối mà nhiều người dễ dàng bỏ qua.
Cục máu đông có thể phòng tránh và điều trị sớm nếu được phát hiện kịp thời (Ảnh minh họa)
Vậy, những người có cục máu đông thường có những biểu hiện gì khi đi bộ? Dưới đây là ba dấu hiệu quan trọng giúp bạn nhận diện sớm nguy cơ này.
1. Bước đi mất ổn định, cảm giác nặng nề bất thường
Một bệnh nhân là giáo viên về hưu, sức khỏe bình thường, bỗng một ngày nhận thấy mình đi lại khó khăn hơn. Ông cảm giác như có vật gì đó cản trở bước chân, khiến mỗi bước đi trở nên nặng nề. Ban đầu, ông nghĩ do thiếu ngủ hoặc mệt mỏi, nhưng tình trạng này liên tục tái diễn.
Khi bước đi nhanh hơn, ông cảm thấy mắt cá chân bị đè nặng, không còn nhẹ nhàng như trước. Sau khi kiểm tra bằng siêu âm mạch máu, các bác sĩ phát hiện ông đã bị cục máu đông tĩnh mạch chân.
Huyết khối có thể cản trở dòng chảy của máu, làm suy giảm tuần hoàn, khiến cơ bắp thiếu oxy và gây cảm giác nặng nề, mất cân bằng khi di chuyển. Đặc biệt, những người thường xuyên ngồi lâu, ít vận động có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
(Ảnh minh họa)
2. Đau nhói bất thường ở bắp chân khi đi bộ
Một bệnh nhân khác, là lập trình viên trẻ tuổi, dành phần lớn thời gian làm việc trước máy tính. Anh ta nhận thấy đôi khi khi đi bộ, bắp chân đột nhiên đau nhói như bị vật nhọn đâm vào. Ban đầu, anh cho rằng đó chỉ là tình trạng mỏi cơ do làm việc căng thẳng.
Nhưng dần dần, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, nhất là khi đi bộ lâu. Sau khi kiểm tra, bác sĩ xác nhận anh bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở đùi.
Cục máu đông làm cản trở dòng chảy của máu, khiến áp lực tĩnh mạch tăng cao, gây ra cảm giác đau nhói bất thường. Nhiều người dễ nhầm lẫn triệu chứng này với đau cơ thông thường, nhưng nếu cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài và trở nên nghiêm trọng khi vận động, đó có thể là dấu hiệu của huyết khối.
(Ảnh minh họa)
3. Sưng phù ở mắt cá chân hoặc bàn chân
Một nữ nhân viên ngân hàng thường xuyên đứng lâu trong công việc đã nhận thấy chân mình ngày càng nặng nề, sưng phù hơn bình thường. Mắt cá chân và bàn chân có cảm giác căng tức, dù cô đã thử nâng chân lên hay massage nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện cô bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Cục máu đông ngăn cản máu lưu thông bình thường, khiến máu ứ đọng ở chân và gây sưng phù.
Triệu chứng này thường rõ rệt hơn vào buổi sáng, khi máu lưu thông kém trong lúc ngủ. Khi đi bộ, người bệnh có thể cảm thấy bàn chân nặng trĩu, khó chịu và đôi khi kèm theo đau nhức.
(Ảnh minh họa)
Những bất thường khi đi bộ có thể là tín hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề với cục máu đông. Dù những triệu chứng này không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nguy hiểm tức thời, nhưng chúng là lời cảnh báo để bạn không chủ quan với sức khỏe của mình.
Đặc biệt, những người có lối sống ít vận động, thường xuyên đứng hoặc ngồi lâu cần chú ý hơn đến những dấu hiệu này. Nếu nhận thấy bước đi không ổn định, đau nhức bất thường hay sưng phù chân, đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện để kiểm tra.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)