Axit uric cao liên tục gây ra những gì?
1. Thiệt hại cho thận
Thận là cơ quan đào thải axit uric chính trong cơ thể con người, axit uric cao lâu ngày không chỉ gây hại cho thận mà còn có thể gây sỏi thận.
2. Có thể gây ra bệnh gút
Bệnh gút là một loại bệnh tăng axit uric máu. Nếu axit uric tăng cao lâu ngày có thể dẫn đến bệnh gút, gây ra các triệu chứng như tê, đau và sưng khớp.
3. Có thể dẫn đến bệnh tim mạch
Quá nhiều axit uric trong cơ thể cũng có thể gây ra các vấn đề về tim. Nếu axit uric trong cơ thể quá cao sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của tim mạch và mạch máu não.
Giảm axit uric và tránh xa bệnh gút, nên bổ sung các thực phẩm này:
Quả roi
Quả roi giàu đạm, xenluloza, vitamin B, vitamin C và các nguyên tố khác... được xem là “vua của các loại trái cây” và nhiều người yêu thích.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng quả roi có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, giảm ho, long đờm, làm mát huyết. Vì vậy, những người có axit uric cao nên ăn quả roi nhiều hơn, vừa có tác dụng lợi tiểu vừa giúp cơ thể đào thải axit uric ra ngoài.
Râu mèo
Cây Râu Mèo là một loại cây tự nhiên có đặc tính hạ axit, có thể làm giảm nước trong cơ thể, thanh lọc thận, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, giảm các triệu chứng như viêm và bệnh gút do axit uric cao.
Ngoài ra, râu mèo rất giàu kali, có tác dụng ức chế nồng độ axit trong cơ thể người rất tốt. Vì vậy, bạn có thể sử dụng cây râu mèo khô hoặc tươi tùy theo sở thích.
Cần tây
Cần tây chứa nhiều chất xơ, có thể giúp bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy, những người có axit uric cao nên ăn cần tây, không chỉ có thể đảm bảo phân bình thường mà còn làm giảm axit uric. Người bị bệnh gút có thể ăn nhiều rau cần tây.
Cà rốt
Đối với người bị gút, cà rốt là một loại thực phẩm có tính kiềm mạnh, có thể thúc đẩy quá trình trung hòa các chất dịch có tính axit trong cơ thể và cải thiện khả năng miễn dịch. Vì vậy, những người bị bệnh gút thường có thể ăn nhiều cà rốt hơn.
Mimi (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)