Chữa nôn nghén ở phụ nữ: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành.
Chữa chứng ho: Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày.
Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.
Làm tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
Quả sấu không chỉ để nấu ăn, làm mứt, nước uống mà còn có tác dụng làm thuốc,
ngay cả hoa, lá và vỏ sấu. Ảnh minh họa
Chữa say rượu: Dùng 4 – 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống.
Chứng nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng: Lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày.
Chữa lở ngứa: Lá sấu rửa sạch, sắc lấy nước để chữa mụn loét, hoại tử, vết thương lâu lành.
Thành phần của sấu:
Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C.
Cách chọn sấu ngon:
Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một. Không nhặt những quả có vỏ thâm, dập. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Những quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non. Chọn quả sấu xanh có cùi dày để được nhiều thịt chua. Không nên lựa chọn quả sấu quá già vì chúng sẽ có rất nhiều hạt to, ít chua.
Sức khỏe Đời sống