Hạt Chi-a
Nhiều thế kỷ trước, con người từ những nền văn minh Maya và Aztec đã biết ăn những hạt dinh dưỡng để tồn tại. Chỉ 28 gram hạt Chi-a có chứa 5 gram axit béo omega 3 (hạt Chi-a là một trong những hạt giàu omega 3 nhất), cung cấp 18% canxi, 30% magiê và 27% photpho nhu cầu hàng ngày.
Ăn hạt Chi-a giúp giảm cân, giảm nồng độ triglycerid và cholesterol, cải thiện sức khỏe não bộ, điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp duy trì xương và răng chắc khỏe, giảm đau khớp, viêm khớp và ngăn ngừa bệnh tiểu đường và tim.
Hạt lanh
Loại hạt dinh dưỡng này được trồng tại Babylon từ những năm 3000 trước công nguyên. Các chất xơ hòa tan có trong hạt lanh có tác dụng làm giảm cholesterol, cải thiện tiêu hóa, giúp ổn định lượng đường trong máu và giúp no lâu hơn. Omega 3 có trong hạt có lợi cho mắt, não và tim. Ngoài ra, hạt lanh có chứa lignans, một trong những hợp chất trên thực vật có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ăn hạt lanh cũng giúp giảm cân và làm giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
Hạt lanh có lớp bên ngoài cứng, do đó, nếu chúng ta ăn chúng trực tiếp, dạ dày sẽ không tiêu hóa được và sẽ bỏ lỡ hầu hết các chất dinh dưỡng. Thay vào đó, hãy xay chúng lên và rắc chúng vào thực phẩm hàng ngày như sữa chua hoặc sinh tố.
Hạt vừng (mè)
Ngoài chất xơ, hạt vừng còn cung cấp một số vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cho cơ thể. Hạt vừng rất giàu đồng, mangan và một lượng đáng kể canxi, magiê, sắt, phốt pho, vitamin B, kẽm và chất xơ. Đặc biệt, hạt vừng có chứa hai chất dinh dưỡng như sesamin và sesamolin - hai hợp chất thực vật xơ được gọi là lignans, giúp làm giảm lượng cholesterol và giúp ngăn ngừa ung thư. Sesamin có chức năng bảo vệ gan chống lại quá trình ôxy hoá.
Hạt bí đỏ
Hạt bí đỏ được sử dụng để chuẩn bị các loại thuốc truyền thống ở cả Ấn Độ và Mexico trong nhiều năm qua. Hạt bí ngô tuy không giàu chất béo như hạt dinh dưỡng khác, nhưng chúng vẫn có đủ lượng axit béo thiết yếu để giúp giảm cholesterol và giữ cho mạch máu khỏe mạnh. Hạt bí đỏ là nguồn giàu chất sắt, magiê và kali, và có chứa L-tryptophan, một axit amin tập trung để điều trị trầm cảm và stress.
Chỉ 100 gram hạt bí ngô có thể cung cấp 54% nhu cầu protein hàng ngày. Hạt bí ngô cũng chứa phytosterol, một hợp chất bảo vệ tuyến tiền liệt và tim mạch. Những người bị thiếu hụt Vitamin B nên ăn các hạt bí ngô bởi vì chúng sẽ cung cấp các vitamin B như thiamin, riboflavin, niacin, axit pantothenic, vitamin B-6 và phô-lat. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt bí ngô có tác dụng ngăn ngừa việc hình thành sỏi thận và chống lại sán dây.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương rất giàu Vitamin E, chất chống oxy hóa tan trong chất béo chính của cơ thể. Khi ăn hạt hướng dương, chúng sẽ làm trung hòa các gốc tự do có hại, và tăng cường khả năng miễn dịch, làm chậm lão hóa, giữ cho tóc và da của bạn khỏe đẹp và ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.
Trong thực tế, các chất chống oxy hóa có trong hạt hướng dương cao hơn gấp 4 lần so với quả việt quất, quả óc chó, đậu phộng. Ngoài ra, hạt hướng dương cũng giàu vitamin B, bao gồm folate, khiến chúng trở thành một thực phẩm tuyệt vời cho thai kỳ. Hàm lượng magiê cao có trong hạt làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn, giảm huyết áp, ngăn ngừa chứng đau nửa đầu và làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Hạt gai dầu
Hạt gai dầu rất giàu protein, vì chúng có chứa tất cả 20 axit amin, trong đó có các axit amin thiết yếu (EAAs) mà cơ thể chúng ta không thể sản xuất. Protein có trong hạt giúp dễ tiêu hóa, tránh khỏi các độc tố và tăng cường khả năng miễn dịch. Thực tế, hạt gai dầu có thể được sử dụng để điều trị bệnh thiếu hụt miễn dịch và thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh lao. Hạt gai dầu cũng giàu các axit béo thiết yếu, tỷ lệ hoàn hảo 1:3 của omega 3 và omega 6, giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, hạt gai dầu có chứa 40% chất xơ, cao hơn so với bất kỳ hạt dinh dưỡng nào khác trên trái đất. Mặc dù cây gai dầu thuộc cùng loại thực vật với cây cần sa nhưng hạt của gai dầu lại không chứa THC (tetrahydrocannabinol) - thành phần hoạt chất có trong cỏ dại.
Huyền Nguyễn (Theo Giadinhvietnam.com)