Ngồi dậy bằng cách nghiêng sang một bên
Khi bụng bạn ngày càng lớn thì cơ thể sẽ luôn cảm thấy nặng nề. Điều này xảy ra do áp lực của em bé đang lớn dần và tất cả những thay đổi nội tiết tố mà cơ thể bạn phải trải qua khi mang thai. Việc thay đổi này về cơ bản cũng sẽ gây ra một số khó chịu và tình trạng xổ bụng ngày càng tăng. Để hạn chế việc này, hãy thử lăn người sang một bên khi bạn rời khỏi giường hoặc ngồi dậy.
Tránh đồ uống có đường
Khó có thể tránh khỏi cảm giác thèm ăn khi mang thai, nhưng thức ăn nhanh và uống nước ngọt có đường thường xuyên sẽ không có lợi cho sức khỏe của bạn. Nước ngọt có ít chất dinh dưỡng và nhiều calo, và nếu bạn uống chúng quá thường xuyên sẽ khiến bạn tăng thêm vài cân.
Đừng quên tập thể dục
Mang thai không có nghĩa là bạn phải dành cả ngày để nằm trên ghế dài, bất kể điều đó nghe có vẻ hấp dẫn đến mức nào. Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng và giữ cân nặng ở mức ổn định. Mặc dù một số hoạt động, chẳng hạn như bóng rổ hoặc yoga cường độ cao, không được khuyến khích trong khi mang thai, nhưng bạn có thể đi bộ và tập thể dục có những động tác nhẹ nhàng khác.
Ăn nhiều vào buổi trưa
Mang thai sẽ khiến bạn mệt mỏi, và rất dễ có tình trạng luôn có cảm giác đói vào ban đêm. Nhưng để không tăng cân vào cơ thể mẹ, tốt hơn hết bạn nên ăn nhiều hơn vào bữa trưa. Tuân thủ bữa trưa lành mạnh và bổ dưỡng, bữa tối ăn giảm số lượng so với bữa trưa có thể giúp bạn dễ dàng kiểm soát việc tăng cân, giữ vóc dáng khi mang thai tốt hơn.
Bỏ qua tư duy “ăn cho hai người”
Bạn không nên tăng gấp đôi lượng calo nạp vào bình thường. Mặc dù bạn có thể ăn bất cứ thứ gì và mọi thứ chỉ vì đang mang thai, nhưng bạn vẫn sẽ phải giảm cân sau khi sinh. Trên thực tế, bạn chỉ cần khoảng 300 calo mỗi ngày so với lượng tiêu thụ bình thường bắt đầu từ quý thứ hai của thai kỳ.
Ánh Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)