Điều đầu tiên: không hút thuốc ngay sau bữa ăn
Rát nhiều người có thói quen hút một điếu thuốc để thư giãn sau bữa ăn, điều này rất không chính xác.
Bởi trong quá trình ăn uống, máu của cơ thể sẽ dồn về hệ tiêu hóa, điều này sẽ gây buồn ngủ và các biểu hiện khác. Hút thuốc lúc này chắc chắn cơ thể sẽ bị kích thích bởi các chất độc hại, tạo cho người ta một ảo giác như ngây ngất, khiến nhiều người thích hút thuốc sau bữa ăn. Trên thực tế, một điếu thuốc sau bữa ăn rất có hại cho cơ thể con người.
Hút thuốc sau bữa ăn sẽ ức chế sự bài tiết cơ bản của protein và bicarbonate, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Đồng thời, nó còn gây tổn thương trực tiếp đến dạ dày, tá tràng, gây rối loạn chức năng tiêu hóa và có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng.
Vì vậy, hãy nhớ, không hút thuốc sau bữa ăn!
Uống trà
(Ảnh minh họa)
Uống trà ngay sau khi ăn có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt do lượng lớn polyphenolic trong trà. Về lâu dài, thiếu sắt ảnh hưởng đến thiếu máu và gây nhiều hệ lụy với sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu sắt cũng không được tự ý bổ sung. Cho nên, bạn không nên uống trà ngay sau khi ăn.
Ăn trái cây sau bữa ăn
(Ảnh minh họa)
Ăn trái cây sau bữa ăn là một lối sống rất sai lầm.
Sau khi thức ăn vào dạ dày, phải mất từ 1 đến 2 giờ để tiêu hóa.
Nếu bạn ăn trái cây ngay sau bữa ăn, trái cây sẽ bị tắc nghẽn bởi thức ăn đã ăn trước đó vẫn chưa được tiêu hóa hết, gây ra các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy, táo bón.
Nằm ngủ
(Ảnh minh họa)
"Căng da bụng, chùng da mắt" là câu nói quen thuộc dùng để chỉ tình trạng sau khi ăn, thông thường mọi người đều cảm thấy buồn ngủ, kèm theo cảm giác uể oải. Điều này được lý giải là do vào thời điểm đó, lượng máu được huy động phần lớn tập trung vào hệ tiêu hóa nên lượng máu ở não bộ giảm đi đáng kể. Chính lý do này khiến cho não và các cơ quan khác đều "buồn ngủ".
Tuy nhiên, nếu ăn xong mà ngủ ngay thì não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, kéo theo sự ngưng nghỉ của toàn bộ cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Hệ quả thức ăn không được tiêu hóa triệt để, thậm chí thực phẩm còn sót lại trong cơ quan tiêu hóa bị vi khuẩn tấn công gây ra bệnh về dạ dày, đường ruột.
Vận động mạnh
(Ảnh minh họa)
Vận động mạnh sau khi ăn dễ dẫn đến bệnh đau dạ dày. Bởi trong thời gian từ 1 đến 3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để làm nhiệm vụ "xử lý" thức ăn. Khi ta vận động mạnh trong khoảng thời gian này, buộc lượng máu phải phân bổ nhiều cho cơ bắp, dẫn đến máu không đủ cho cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng đến công năng của dạ dày, dễ gây bệnh đau dạ dày.
Giang Nguyễn (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)