Khi bị tiểu đường, nồng độ đường trong máu tăng cao. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao hạ thấp lượng đường trong máu là chìa khóa để quản lý bệnh Tiểu đường. Giữ lượng đường trong máu ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ bị các biến chứng. Đường huyết cao có thể gây tổn hại cho cơ quan và tăng nguy cơ bị bệnh tim.
1. Nguyên nhân gây lượng đường trong máu cao
Có thể kể một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Dinh dưỡng kém;
- Ít tập thể dục thường xuyên;
- Căng thẳng;
- Vấn đề sức khỏe nào đó như: bệnh mãn tính.
- Dùng một số thuốc nhất định.
2. Triệu trứng của đường trong máu cao là gì
Lượng đường trong máu cao - không phải luôn luôn là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Đây chỉ là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Trong thực tế, những người bị đường trong máu cao có thể không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào.
Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể chỉ ra mức độ đường trong máu đang cao:
- Hay khát nước;
- Khô miệng;
- Liên tục có cảm giác đói;
- Đi tiểu thường xuyên, cả về đêm;
- Da khô / ngứa;
- Mệt mỏi vào ban ngày;
- Khó tập trung;
- Tăng cân nhanh chóng;
- Nhiễm trùng tái phát (nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng da);
- Mờ mắt;
- Khó thở;
- Chậm lành các vết vết thương;
- Thường xuyên đau đầu;
- Các vấn đề về dạ dày như như táo bón mãn tính và tiêu chảy.
Khi có dấu hiệu đường trong máu cao, việc cần thiết phải làm là nhanh chóng đưa nó xuống trở lại mức bình thường. Ở người bị tiểu đường, khi lượng đường trong máu tăng cấp tính thì chỉ cần tiêm insulin để hạ xuống.
Có một số biện pháp giúp ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết bất ngờ. Trong đó, các thực phẩm chúng ta ăn đóng một vai trò rất lớn trong việc kiểm soát mức đường trong máu. Ta nên tránh các loại thực phẩm có nhiều đường, chất béo và natri. Duy trì một trọng lượng lý tưởng cũng có ý nghĩa rất lớn, bởi nhiều người trọng lượng cơ thể tỉ lệ thuận với lượng đường trong máu.
Vivian (Theo Giadinhvietnam.com)