Rối loạn cương dương chủ yếu sử dụng quá nhiều thuốc chống trầm cảm, rối loạn thần kinh, và các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu và stress. Ngoài ra, cũng do vấn đề tuổi tác nhưng các yếu tố sau đây cũng có thể dẫn đến chứng bất lực.
Đái tháo đường: Quá nhiều đường trong máu có khuynh hướng chuyển đổi thành chất béo, cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh.
Béo phì: Bệnh béo phì tác động tiêu cực đến mức testosterone và do đó có xu hướng làm giảm khả năng có con của nam giới, một yếu tố khiến đàn ông béo phì dễ dẫn đến bất lực. Đàn ông béo phì có nguy cơ bị bất lực hơn 50%.
Cholesterol: Sự hình thành cholesterol không chỉ làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao mà còn làm giảm lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục do đó dẫn đến rối loạn chức năng cương dương.
Đi xe đạp: Đi xe đạp hơn ba giờ mỗi tuần có thể cản trở chức năng cương dương ở nam giới do áp lực tác động lên các mạch máu từ việc tiếp xúc với yên xe quá nhiều.
Ít tập thể dục: Lười tập thể dục không chỉ liên quan đến việc tăng cân và tạo bệnh mà còn có xu hướng làm giảm lưu lượng máu.
Tập thể dục quá nhiều: Trái với lười biếng vận động cơ thể thì tập thể dục quá mức cũng tạo sự căng thẳng tương tự.
Rượu nhiều: Uống quá nhiều rượu làm giảm hoạt động tình dục do tác động trên hệ thần kinh làm cho khả năng cương cứng và cực khoái gần như là không thể.
Bệnh ngủ: Bệnh Trypanosomiasis, một bệnh do kí sinh trùng đơn bào gây ra là một trong những bệnh không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng mà còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh dẫn đến buồn ngủ và bị khuyết khả năng cương dương.
Hút thuốc: nguy cơ rối loạn chức năng cương dương ở người hút thuốc cao hơn 40% so với người không hút thuốc.
Chế độ ăn uống nghèo nàn: Một chế độ ăn uống giàu chất béo bão hòa có thể tiến trình thu hẹp động mạch do đó làm giảm lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục, có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương.
Theo Thế giới đàn ông