Từ xa xưa, khi các cửa hàng thuốc còn chưa xuất hiện, người ta vẫn thường trồng nhiều loại thảo mộc có khả năng chữa bệnh ngay trong gia đình. Những loại cây chữa bách bệnh này không chỉ có tác dụng làm đẹp cảnh quan mà còn bảo vệ sức khỏe của cả nhà, giúp chữa trị nhiều loại bệnh một cách an toàn và hiệu quả.
Dưới đây là một số loại cây chữa bách bệnh bạn hoàn toàn có thể dễ dàng trồng trong nhà để bảo vệ sức khỏe và làm đẹp thêm cho mái ấm của mình. Chỉ cần nhớ là không được sử dụng các loại thuốc hóa học để thúc đẩy sự phát triển của cây, bởi nó sẽ ảnh hưởng xấu khi bạn sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh.
1. Oải hương
Oải hương đã được chứng mình là có tính khử trùng và kháng viêm. Nó thường được sử dụng để điều trị mất ngủ, nhức đầu, lo lắng, trầm cảm, kích động hay các vấn đề về đường ruột… Đồng thời, oải hương cũng rất tốt cho làn da của bạn.
2. Húng quế
Húng quế không chỉ là một loại lá thơm mà còn mang trong mình nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Trà húng quế rất hữu ích trong việc ngăn ngừa cảm lạnh, mụn cơm và giun sán. Đồng thời, khi chế biến cùng các món ăn, loại lá này còn có tác dụng kích thích vị giác, lợi tiểu, cải thiện chức năng thận, chống co thắt dạ dày và thúc đẩy tuần hoàn. Theo các chuyên gia, húng quế thậm chí còn có khả năng điều trị vết rắn hoặc côn trùng cắn. Ngoài ra, bạn còn có thể đun sôi nước với húng quế để ngâm chân hoặc chà lá húng quế quanh thái dương để làm giảm nhức đầu, căng thẳng.
3. Xạ hương
Loại thảo mộc này có tác dụng chống hoại tử, co giật, co thắt phế quản, động kinh, an thần, điều trị viêm phế quản, viêm thanh quản, ho gà, viêm dạ dày mãn tính, tiêu chảy và biếng ăn. Bạn thậm chí có thể sử dụng xạ hương ngoài da để điều trị đau khớp hay các vấn đề về da hoặc các vết thương hở. Tuy nhiên bạn nên tránh xa loại cây này trong thời gian mang bầu.
4. Tía tô đất
Tít tô đất có thể xoa dịu tinh thần, làm giảm căng thẳng, lo lắng và mất ngủ. Loại thảo mộc này cũng là một loại thuốc bổ đường tiêu hoá giúp giảm khó tiêu, khí đốt, đầy bụng, đau bụng và ăn không ngon. Một số nghiên cứu cho thấy tía tô đất còn vô cùng hữu dụng trong điều trị cảm lạnh. Đồng thời, bạn có thể sử dụng trà tía tô đất ướp lạnh để đuổi muỗi và làm dịu vết cắn do côn trùng gây ra.
5. Mùi tây
Lá và trà mùi đều có thể sử dụng để điều trị vàng da, rối loạn kinh nguyệt, hen suyễn, ho, khó tiêu và chảy nước dãi. Ngoài ra, bạn còn có thể uống trà mùi tây để phòng chống sỏi mật, khó tiêu, khó niệu và các bệnh thấp khớp. Nhai lá mùi tây cũng giúp cho bạn có được hơi thở thơm tho giữa các bữa ăn.
6. Bạc hà
Lá bạc hà có thể xoa dịu hội chứng ruột kích thích (IBS) hay các vấn đề về tiêu hoá khác như đầy hơi hay buồn nôn và điều trị chuột rút. Ngoài ra, bạn cũng có thể xông hơi với bạc hà để cải thiện tình trạng cảm lạnh, viêm xoang hoặc nhức đầu thông thường, hay xoa dầu bạc hà lên thái dương, các chỗ đau để làm giảm đau đầu hoặc đau xương khớp.
7. Mê điệt hương
Mê điệt hương là một người bạn thân thiết cho sức khỏe của cả gia đình với rất nhiều công dụng đặc biệt, chẳng hạn như cải thiện trí nhớ, giảm đau cơ và co thắt, kích thích sự phát triển của tóc, hỗ trợ hệ thống tuần hoàn và thần kinh, điều trị khó tiêu, chữa đau cơ và đau khớp, cải thiện khả năng tập trung và phòng ngừa ung thư… Nó cũng có khả năng vô hiệu hóa các mầm bệnh gây ra bởi thực phẩm như Listeria monocytogenes, B. cereus và S. aureus. Thêm loại thảo mộc này vào đồ ăn và thức uống hàng ngày cũng sẽ giúp bạn tăng cường hiệu quả làm việc đáng kể.
8. Xô thơm
Theo nhiều nghiên cứu, cây xô thơm có tác dụng kháng khuẩn, diệt nấm mốc, làm se vết thương, kích thích bài tiết và ức chế mồ hôi. Trên thực tế, xô thơm cũng được sử dụng làm thuốc bổ, thuốc tiêu hóa, sát khuẩn, điều trị vết thương và thuốc chống co thắt. Đồng thời, nó cũng rất hữu dụng trong việc cải thiện rối loạn tâm thần, trầm cảm, chóng mặt, đau bụng, viêm dạ dày, đau họng và sơ cứu vết côn trùng cắn. Bạn có thể nhai xô thơm sống hoặc dùng để pha trà uống mỗi ngày.
9. Lô hội
Bạn có thể gọt bỏ phần vỏ lô hội, sử dụng phần gel bên trong để làm dịu cháy nắng và các vết bỏng khác hoặc thoa trực tiếp lên cơ thể để điều trị mụn rộp, vẩy nến và mụn trứng cá. Thậm chí, thoa gel lô hội trực tiếp lên răng lợi cũng có thể làm giảm sâu răng và các bệnh về nướu. Ngoài ra, thêm gel lô hội vào các thức uống như sinh tố hay sữa chua đánh đá cũng có thể xử lí nhiều vấn đề khác như tiêu hóa kém, tiểu đường và bệnh về gan do rượu gây ra.
10. Cúc La Mã
Cúc La Mã không chỉ là một loại cây cảnh xinh đẹp mà còn có tác dụng an thần, giảm lo âu, mệt mỏi. Trà hoa cúc không chỉ giảm lo lắng, căng thẳng mà còn hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày, co thắt cơ, một số bệnh da liễu và nhiễm trùng nhẹ. Đồng thời, cúc La Mã cũng giúp giảm buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng và đầy hơi. Cúc La Mã thậm chí còn được sử dụng để giảm viêm từ các vết cắt, chàm, viêm nướu hoặc trĩ. Các nghiên cứu trên ống nghiệm cũng chỉ ra rằng hoa cúc La mã có thể giết chết vi khuẩn, nấm và vi rút, đồng thời giúp thư giãn các cơn co thắt cơ ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trà hoa cúc như một loại thuốc trừ sâu tự nhiên.
TiTi (Theo Giadinhvietnam.com)