Vào những năm 1920, nhà khoa học McKay đã tiến hành một thí nghiệm. Ông chia một nhóm chuột con thành nhiều nhóm và cho chúng ăn theo nhiều cách khác nhau. Nhóm chuột non đầu tiên được cho ăn đầy đủ nhưng nhóm thứ hai chỉ ăn no 60%. Mọi người đều nghĩ rằng nhóm chuột con đầu tiên sẽ lớn lên tốt đẹp và nhóm chuột con thứ hai sẽ chết.
Kết quả hoàn toàn ngược lại. Nhóm thứ nhất có đủ ăn uống hàng ngày và sống được khoảng một nghìn ngày. Nhóm thứ hai sống được khoảng hai nghìn ngày và di chuyển nhanh chóng. Đây là “Luật chuột đói” nổi tiếng: nó dạy chúng ta phải sống một cuộc sống chừng mực. Người xua cũng đúc kết một câu tục ngữ tương tự: “Ăn no 70%, đối xử tốt với người khác 70%”.
Nếu một ngày, cha mẹ bạn rất thiên vị, người được ưu ái không phải là bạn, đừng bao giờ phàn nàn hay buộc tội cha mẹ mà hãy hiểu rõ “Luật chuột đói”. Khi lớn lên và so sánh giữa anh chị em trong gia đình, chúng ta sẽ hiểu rằng những người luôn không được ưu ái sẽ ngày càng mạnh mẽ và có quyền lực hơn.
Những người thường xuyên “đói” có khả năng tiết kiệm tiền cao hơn
Thực tế cho thấy, nếu một người luôn nuôi dưỡng ý thức “chống đói” thì người đó sẽ có nhiều tiền tiết kiệm hơn những người khác quan điểm. Số tiền tích lũy không chỉ có thể hỗ trợ cuộc sống mà còn chuẩn bị cho việc khởi nghiệp và không cần phải lo lắng về vấn đề nghỉ hưu.
Ngược lại, hầu hết những người ăn chơi, sử dụng hết mọi thứ, luôn có cha mẹ làm chỗ dựa. Mãi đến khi cha mẹ già đi, họ mới phải một mình đối mặt với vấn đề thiếu ăn, thiếu mặc. Lúc đó mới nhận ra sự nghèo khó.
Những người khiến con mình “hơi đói” sẽ có tương lai tốt đẹp hơn
Thông thường, những người đã trải qua nhiều khó khăn sẽ hiểu rõ hơn về việc giáo dục con cái. Họ sẽ để con tự lập và theo độ tuổi dần tách khỏi gia đình và tự mình gánh trách nhiệm những việc bản thân làm ngay từ khi còn nhỏ. Ví dụ như từ nhỏ không ai đón tan học, tự đi về nhà thì cũng sẽ giúp con trở nên độc lập, dũng cảm và tự tin hơn trong tương lai.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có bản chất riêng, và tình yêu thương quá mức của cha mẹ sẽ kiềm chế bản tính, khiến con người hình thành thói quen ỷ lại. Vì thế, bạn phải hạn chế sự phụ thuộc của con vào gia đình của mình và đừng ngại để đi một mình.
Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)