Dấu hiệu trẻ lớn lên sẽ thông minh, thành công, cha mẹ cần bồi dưỡng:
Trẻ nói: "Con tự làm được", "con tự xúc"...
Đứa trẻ luôn nói “Con có thể”, điều đó cho thấy nó tin vào chính mình, thái độ tích cực này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho trẻ. Một đứa trẻ tràn đầy năng lượng sẽ thể hiện tốt cả trong học tập và cuộc sống, ngay cả những người xung quanh cũng sẽ cảm thấy rất vui khi kết thân với một người như vậy.
Trẻ nói: "Có lẽ, có thể, bố/mẹ nghĩ sao?..."
Nếu một đứa trẻ luôn nói với những từ mơ hồ như "có lẽ", "có thể" thì đứa trẻ đó khiêm tốn hơn, nhường chỗ cho người khác khi nói và làm, và sẽ cân nhắc kỹ lưỡng cảm xúc của người bên cạnh.
Những đứa trẻ này lùi để tiến, thích tham khảo ý kiến của người khác và tích hợp điểm mạnh của mọi người. Chúng thường có năng lực quan, vì vậy cha mẹ nên để trẻ có không gian để suy nghĩ và phán đoán.
Con nói: "Không sao đâu, cảm ơn, không có gì..."
Một số trẻ rất lịch sự, khi người khác có lỗi, chúng sẽ khoan dung và nói “Không sao đâu”. Khi người khác giúp đỡ, chúng sẽ chực chờ câu "cảm ơn" trên môi. Mặc dù đó chỉ là một số từ lịch sự rất đơn giản, nhưng nó có thể phản ánh sự giáo dục của một đứa trẻ. Một đứa trẻ được giáo dục tốt luôn để lại ấn tượng tốt với người khác. Ấn tượng và mối quan hệ giữa các cá nhân sẽ được tốt hơn, và nó cũng sẽ đặt nền tảng tốt cho sự phát triển trong tương lai.
Do đó, điều quan trọng là khuyến khích trẻ em khoan dung và rộng lượng, học cách bày tỏ lòng biết ơn.
Trẻ nói: "Để con giúp, để con chỉ cho, để con thử xem..."
Một số trẻ thích giúp đỡ, chỉ cần cha mẹ, thầy cô, bạn học có việc gì là trẻ sẽ nhanh chóng hô to: “Để con giúp!”
Sự nhiệt tình của trẻ cũng là một phẩm chất rất tốt, người tử tế sẽ khiến người khác cảm thấy ấm áp, hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân với nhau. Vì vậy, khi trẻ thích giúp đỡ, cha mẹ không nên luôn từ chối trẻ mà nên ủng hộ ý kiến của trẻ, bất kể trẻ làm được hay không. Cho dù kết quả không hoàn hảo, hãy khuyến khích và khen ngợi sự nhiệt tình của trẻ, để trẻ tiếp tục duy trì sự nhiệt tình như vậy.
Khi đó, cha mẹ cần định hướng cho con:
- Cha mẹ hướng dẫn con nói ngắn gọn, rõ ràng
Nói dài dòng, không trọng tâm, lâu dần người ta không hiểu, nên chưa giải thích rõ ràng thì người ta đã không muốn nghe nữa. Khi chúng ta giao tiếp với trẻ, chúng ta nên chú ý hướng dẫn trẻ khi nói phải tập trung vào trọng điểm, cố gắng giải thích rõ ràng trọng điểm, phân biệt chính phụ, nói rõ ràng rành mạch.
Để rèn luyện cho trẻ khả năng hùng biện, ngoài việc giao tiếp với trẻ nhiều hơn, chúng ta cũng có thể tập cho trẻ nói một vài câu nhỏ, hoặc kể một câu chuyện ngắn, để rèn luyện tư duy logic và khả năng tổ chức ngôn ngữ.
- Dạy trẻ nói chuyện một cách chân thành và tôn trọng
Có một số trẻ vừa mở miệng đã khiến người ta chán nả, ví dụ như khi người lớn nói liền thích xông vào nói, khi người khác còn đang nói liền vội vàng cắt ngang, điều này khiến người khác cảm thấy khó chịu, đó là hành vi bất lịch sự . Nó cũng gián tiếp làm cho các mối quan hệ trở nên rất tồi tệ.
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ biết nói gì vào những dịp thích hợp, quan tâm đến cảm xúc của người khác và học cách đợi người khác nói xong mới bày tỏ ý kiến của mình. Trẻ em nên học cách nói chuyện với giọng điệu khiêm tốn và tôn trọng, không luôn tự cho mình là trung tâm và quan tâm đến cảm xúc của người khác nhiều hơn.
Cách nói của trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều đến người lớn, cha mẹ hãy làm gương, hãy là người biết tôn trọng người khác, học cách nói chuyện với trẻ cho tốt, làm gương tốt cho trẻ!
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)