Trong cuộc sống, cha mẹ thường gặp một số chuyện vui hoặc khó khăn trong công việc, có thể khiến cha mẹ có biểu hiện bất thường, tức giận, cáu gắt. Thực tế, nhiều trẻ cũng có cảm xúc như vậy. Nhưng trẻ không kiềm chế được cảm xúc, thường bộc phát theo phản xa. Nếu cha mẹ không biết cách hướng dẫn trẻ đúng cách sẽ vô tình khiến trẻ bị tổn thương.
Khi lớn hơn, trẻ sẽ có nhiều suy nghĩ và áp lực, kéo theo đó là một số cảm xúc tiêu cực. Nếu cảm xúc của trẻ không được trút bỏ sẽ gây tổn hại đến thể chất và tinh thần sau này. Vậy, cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực của mình? Hãy thử 3 phương pháp dưới đây:
Phương pháp thứ nhất: Đừng tức giận với trẻ
Đứa trẻ mất kiểm soát cảm xúc của mình và trở nên tức giận. Cha mẹ nên giữ bình tĩnh, kéo trẻ sang một bên và kiên nhẫn trao đổi với trẻ để hiểu lý do tại sao trẻ tức giận. Điều này sẽ khiến cho trẻ học được thái độ điềm đạm từ cha mẹ. Bên cạnh đó, trẻ sẽ cảm nhận được sự an ủi, trong lòng cũng sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. Chỉ cần trẻ yên lặng thì cha mẹ nên trao đổi với trẻ và hướng dẫn trẻ giải quyết vấn đề. Cảm xúc của trẻ có thể được kiểm soát từ từ, và tâm trạng có thể được bình tĩnh lại.
Phương pháp thứ hai: Nói với một giọng điệu nhẹ nhàng
Con người ai cũng có cảm xúc, và việc trẻ con giận dỗi là chuyện bình thường. Cha mẹ muốn giải quyết vấn đề cần đặt mình vào tâm trạng của trẻ và giao tiếp với chúng bằng một giọng điệu nhẹ nhàng. Bằng cách này, cha mẹ có thể từ từ giao tiếp với con cái và lấy được lòng tin của chúng . Sau đó hãy nói những lời động viên nhiều hơn với trẻ, để trẻ dũng cảm đối mặt với vấn đề thay vì chọn cách tức giận để giải quyết. Với sự hướng dẫn đầy đủ như vậy thì cơn tức giận bên trong của trẻ cũng được cải thiện và ôn hòa hơn.
Phương pháp thứ ba: Dạy trẻ trút bỏ cảm xúc
Trẻ có cảm xúc và thể hiện thái độ cáu gắt là chuyện bình thường nhưng cách đối mặt với cảm xúc mới là điều quan trọng. Ngày nay với áp lực lớn từ cha mẹ, cuộc sống khiến nhiều trẻ sẽ có những cảm xúc riêng. Nếu trẻ hiểu được cách để trút bỏ cảm xúc, để có thể trút bỏ nỗi niềm, tâm trạng sẽ luôn ở trạng thái vui vẻ. Sẽ không có chuyện giận hờn vu vơ, cáu gắt nữa. Vì vậy, cha mẹ nên dạy trẻ điều đó để có thể cải thiện cảm xúc một cách hiệu quả nhất. Ví dụ, trẻ có thể trút bỏ cảm xúc thông qua các bài tập thể dục, hoạt động thể chất để không chỉ trút được cảm xúc mà trẻ còn được vận động cơ thể.
Hạ Tú (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)