Nói chuyện với cha mẹ
Một số đứa trẻ có những ý tưởng riêng từ khi chúng còn nhỏ, điều này chứng tỏ rằng đây là những đứa trẻ thông minh, rất có logic, khả năng tư duy mạnh mẽ, suy nghĩ độc lập, chủ động.
Bắt chước người lớn
Việc trẻ thường xuyên bắt chước người lớn làm việc gì đó khiến bố mẹ không hài lòng, cho rằng con mình chưa ngoan. Đây có phải là thói quen xấu của trẻ khiến bé hư hỏng? Thực ra, trẻ dưới 3 tuổi càng bắt chước để giống người khác sớm thì đó là dấu hiệu bé thông minh nhanh nhẹn. Dưới 3 tuổi, hệ thần kinh trung ương của trẻ đang ở giai đoạn phát triển nhanh chóng.
Lúc này, thông qua việc bắt chước, trẻ sẽ phát triển cũng như cải thiện khả năng ngôn ngữ và thực hành, bé ngày càng thông minh hơn. Việc trẻ bắt chước hành động của người lớn còn cho thấy bé có khả năng quan sát tốt cũng như có tốc độ phản ứng nhanh, đây là những tố chất của đứa trẻ thông minh, do đó bố mẹ đừng tỏ ra khó chịu hay lo lắng cho rằng con mình hư và ép bé dừng việc bắt chước này nhé.
Một trăm nghìn câu hỏi tại sao?
Không ít bố mẹ muốn điên đầu vì kiểu trẻ này. Đó là những đứa trẻ đi đâu, gặp gì, làm gì cũng hỏi "tại sao". Chúng sẽ hỏi đến khi nào có câu trả lời thỏa đáng mới thôi. Và trong nhiều tình huống, bố mẹ cũng 'bó tay" vì không biết trả lời như thế nào.
Hành vì này cũng là cách trẻ khám phá những điều không biết, nó giúp trẻ hiểu biết hơn, mở rộng tầm mắt với mọi thứ xung quanh. Đứa trẻ càng hỏi nhiều thì càng thông minh vì chúng hiểu biết hơn bạn bè cùng trang lứa và có nhu cầu khám phá thế giới nhiều hơn.
Trẻ giàu cảm xúc
Nếu con bạn cảm thương cho một con bọ bị giẫm bẹp, hay có xu hướng muốn dỗ dành những đứa trẻ đang khóc khác, có thể con bạn sở hữu bộ não thông minh.
Những đứa trẻ có khả năng chia sẻ, chơi chung với những đứa trẻ khác, thể hiện lòng trắc ẩn, khả năng giải quyết xung đột, tiếp thu ý kiến và chịu thỏa hiệp là những dự báo cho sự thành công trong cuộc sống.
Vứt đồ lung tung
Khi trẻ biết bò, lật, chập chững biết đi cũng là lúc mà đồ đạc trong nhà luôn lộn xộn cả lên. Trên sàn nhà, bàn ghế, ngóc ngách nào cũng thấy đồ chơi trẻ vứt.
Trên thực tế, khi trẻ ném đồ vật, hay vứt lung tung, đó cũng là lúc mà khả năng nhận thức, tư duy, sự tập trung và óc quan sát được rèn luyện. Lưu ý rằng, cha mẹ chỉ cần đặt những đồ vật nguy hiểm ra khỏi tầm với của trẻ là được.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)