Thóp trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh khi sinh ra có 2 thóp. Thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và 2 xương trán. Thóp sau hình tam giác giới hạn bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm.
Thóp trước thường có diện tích lớn hơn thóp sau và thời gian đóng thóp (thóp đầy) lâu hơn thóp sau.
Thóp có chức năng vô cùng quan trọng: giúp bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi bé sinh ra vốn đã phải chịu một lực ép chặt từ tử cung của người mẹ để chui ra ngoài. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau, và có thể gây chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương. Khi bé trào đời, giai đoạn sơ sinh con dễ bị ngã, bị thường ở đầu, thóp có tác dụng như chiếc đêm khi bé ngã, bảo vệ con khỏi chấn thương não.
Do thời gian đóng thóp trước tương đối muộn, và bộ phận này cũng tương đối đặc biệt, do thường dễ sờ thấy nên cần phải chăm sóc thóp trước nhiều hơn. Trong trường hợp bình thường, thóp trước của bé tương đối bằng phẳng, nếu thấy thóp trước của bé có những biểu hiện sau thì phải kịp thời đến bệnh viện để khám.
Thóp trước quá nhỏ hoặc đóng quá sớm
Nếu bé chưa tròn một tuổi, thóp trước đã đóng hoặc thóp trước quá nhỏ thì trẻ có thể bị tật đầu nhỏ, lúc này cha mẹ nhớ đo vòng đầu của bé, nếu chu vi vòng đầu bình thường là được.
Nhưng nếu chu vi vòng đầu quá nhỏ, có thể do não phát triển quá chậm, hoặc không phát triển. Hơn nữa, việc bổ sung quá nhiều canxi cũng sẽ dễ đẩy thóp của trẻ đóng nhanh hơn, vì vậy nếu phát hiện thóp đóng quá sớm, mẹ phải đến bệnh viện để khám kịp thời.
Thóp trước phì đại hoặc đóng lại quá muộn
Trong trường hợp bình thường, đường nối trung điểm hai bên đối diện của thóp của trẻ khoảng 1,5 - 3 cm. Nếu thấy thóp trước của trẻ phì đại và lớn hơn 4,5 cm hoặc phần thóp này của trẻ đóng lại muộn, sau hai tuổi thì rất có thể trẻ đã mắc phải bệnh suy giáp hoặc não úng thủy, lúc này cần phải kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Thóp trẻ lồi lõm bất thường
Khi phát triển bình thường, thóp có biểu hiện bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng.
Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên, chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi là tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như huyết áp, viêm màng não, não úng thủy…
Nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên. Điều cần lưu ý là khi trẻ khóc, thóp cũng nhô lên do đó cần kiểm tra thóp khi trẻ bình tĩnh. Nếu thấy thóp có những biểu hiện bất thường, bạn hãy đưa bé đi khám để được giúp đỡ.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)