Ở một số quốc gia, việc tôn trọng người già còn là luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tuân thủ vô điều kiện những yêu cầu của người lớn tiềm ẩn những cạm bẫy mà bậc cha mẹ nên lưu tâm.
Khi tôn trọng chỉ là sự bắt chước
Các nhà tâm lý học cho biết, để dạy con bạn đối xử với người khác một cách đàng hoàng, bạn cũng phải đối xử với mọi người theo cách tương tự.
Khi cha mẹ khăng khăng rằng con cái nên tự động tôn trọng người lớn tuổi vô điều kiện thay vì tự mình trở thành một tấm gương, điều này có thể dẫn đến việc trẻ cảm thấy bị đe dọa. Trẻ thậm chí hành xử với suy nghĩ: "Nếu mẹ đã nói như vậy thì điều đó nghĩa là đúng". Sau này, khi lớn lên, chúng sẽ không thể phân tích hành vi của người khác hoặc quyết định xem người đó có xứng đáng với sự tôn trọng của mình hay không.
Khiến trẻ bất chấp nguy hiểm
Niềm tin rằng trẻ con phải tôn trọng người lớn tuổi có thể khiến trẻ bỏ qua quy tắc "không nói chuyện với người lạ". Khoảng cách tuổi tác giữa những đứa trẻ và những người lớn luôn tồn tại, vì vậy, mỗi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành với những hành vi đã học được này.
Khi trưởng thành, chúng ta có xu hướng ngại ngần, thậm chí không dám đặt câu hỏi cho những người lớn tuổi hơn mình, dù cho đó thực sự là một vấn đề quan trọng. Lên tiếng đặt câu hỏi, yêu cầu, đề nghị... là quyền lợi của mỗi người, quan trọng là cách truyền đạt điều đó mà thôi.
Thế hệ trẻ vô tình phải tuân theo các hành vi kiểu cũ
Mặc dù có mối liên hệ giữa tuổi tác và kinh nghiệm đi kèm với việc học hỏi và trưởng thành từ những sai lầm của một người, nhưng kiến thức này chỉ mang tính tình huống. Bài học cuộc sống của một người định hình những lời khuyên mà họ chia sẻ với những người khác.
Các bài học và lời khuyên cho thấy rằng những người lớn tuổi muốn thúc đẩy giới trẻ phát triển, nhưng cách mà họ nhìn nhận và chia sẻ có thể khiến người trẻ cảm thấy xấu hổ, thậm chí bị thúc ép thuân theo lối mòn cũ.
Nó có thể mang lại những ưu tiên sai lầm
Tất cả mọi người đều xứng đáng được yêu thương và được đối xử công bằng. Các nhà tâm lý học khuyên bạn nên nhìn từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống để hiểu ai là người nên nhận được sự tôn trọng của bạn. Một người giúp đỡ chúng ta hoặc làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn nên được tôn trọng, thay vì cứ lớn tuổi là đáng được tôn trọng.
Đòi hỏi trẻ buộc phải tôn trọng người khác làm giảm phẩm giá chúng
Nếu chúng ta mặc định đòi hỏi sự tôn trọng từ trẻ em, điều đó có nghĩa là chúng ta muốn vượt trội hơn chúng và làm giảm giá trị của chính chúng. Sự tôn trọng không phải là thứ bậc, không có một con người nào đáng được tôn trọng hơn những người khác.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)