Thực tế, việc trẻ nghe lời thầy cô hơn cha mẹ không phải là điều hiếm gặp. Đằng sau hiện tượng này là những lý do mang tính tâm lý, giáo dục rất đáng để cha mẹ suy ngẫm. Dưới đây là 4 nguyên nhân phổ biến, đồng thời cũng là những gợi ý để cha mẹ thay đổi cách nuôi dạy con hiệu quả hơn.
Việc trẻ nghe lời thầy cô hơn cha mẹ không phải là điều hiếm gặp (Ảnh minh họa)
Môi trường học đường có quy tắc rõ ràng
Trường học là nơi được xây dựng dựa trên nguyên tắc và kỷ luật, trẻ hiểu điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Từ đó hình thành được hành vi đúng đắn và cảm thấy an tâm khi hành xử trong ranh giới an toàn.
Ngược lại, ở nhiều gia đình, quy tắc không rõ ràng hoặc thiếu nhất quán. Ví dụ: hôm nay bố mẹ cấm xem tivi, nhưng hôm sau vì bận rộn lại cho phép. Điều này khiến trẻ không có “chuẩn mực hành vi” cố định, và dẫn tới việc coi nhẹ lời nói của cha mẹ.
Lời khuyên: Thay vì thuyết giảng quá nhiều, tốt hơn là nên đưa ra một số quy tắc rõ ràng và cụ thể. Việc đặt ra những quy tắc trong gia đình là rất cần thiết. Cha mẹ nên thảo luận với con cái để xây dựng một số chuẩn mực ứng xử, viết chú ra giấy và dán ở nơi dễ thấy trong nhà.
Thầy cô nghiêm túc và nhất quán trong xử lý hành vi
Không chỉ đặt ra quy tắc, thầy cô còn kiên quyết thực thi nghiêm ngặt, không nhân nhượng trước những hành vi sai lệch. Họ sẽ chỉ trích hành vi sai trái và khen ngợi hành vi tốt. Việc thực thi nghiêm ngặt các quy định và khen thưởng, trừng phạt rõ ràng sẽ giúp giáo viên tạo dựng được uy tín với học sinh. Đồng thời, sẽ giúp học sinh biết được giới hạn trong hành vi của mình. Khi trẻ em được khen thưởng, cảm giác hài lòng và trân trọng về mặt tâm lý của cũng được thỏa mãn
Trong khi đó, nhiều cha mẹ lại dễ mềm lòng và thường thỏa hiệp vì con khóc, con giận dỗi. Chính sự thiếu kiên định này khiến trẻ cho rằng lời cha mẹ không có trọng lượng, dễ thay đổi, từ đó sinh ra tâm lý “không cần nghe theo cũng chẳng sao”.
Lời khuyên: Thực hiện nghiêm ngặt các quy định và không được tự ý thay đổi chúng vì tiếng khóc của trẻ. Phần thưởng và hình phạt cần phải được xác định rõ ràng. Trẻ em cần được trừng phạt khi cần thiết và cần được khẳng định và khuyến kh khi cần thiết.
Thầy cô ổn định hơn về mặt cảm xúc và có kỹ năng giao tiếp tốt hơn
Một trong những điểm mạnh của giáo viên là khả năng kiềm chế cảm xúc và giao tiếp hiệu quả. Khi học sinh mắc lỗi, thầy cô thường biết cách xử lý bằng thái độ bình tĩnh, giọng nói rõ ràng, không cáu gắt.
Trong khi đó, nhiều bậc cha mẹ thường không kiểm soát được cảm xúc như quát mắng vì quá lo lắng, quan tâm đến con cái. Trẻ sẽ tự động “đóng cửa” nếu cảm thấy cha mẹ chỉ trút giận chứ không thấu hiểu. Và khi mối quan hệ bị sứt mẻ, lời dạy dỗ cũng khó đi vào lòng.
Nhiều bậc cha mẹ thường không kiểm soát được cảm xúc như quát mắng vì quá lo lắng, quan tâm đến con cái
Lời khuyên: Đừng dễ dàng mất bình tĩnh, nếu không sự chú ý của trẻ sẽ bị thu hút bởi cảm xúc của cha mẹ, trẻ sẽ không thể hiểu vấn đề một cách khá quan, dễ làm tổn thương mối quan hệ cha mẹ - con cái. Chúng ta nên giao tiếp tốt với con cái, chú ý đến những nhu cầu tâm lý đằng sau những hành vi có vấn đề của trẻ và thúc đẩy sự phát triển c trẻ tốt hơn.
Thầy cô là hình mẫu tốt, nói được - làm được
Ở trường, giáo viên luôn có thể làm gương tích cực cho học sinh, để có thể giành được sự tôn trọng và tin tưởng của học sinh.
Trong gia đình, đôi khi trẻ em không muốn nghe lời cha mẹ vì lời nói và hành động của cha mẹ không nhất quán và bản thân họ không làm gương tốt.
Ví dụ, không duy trì lịch trình đều đặn; xem chương trình truyền hình và chơi điện thoại di động thay vì đọc và học; nói với trẻ em rằng học tập chăm chỉ là quan trọng, nhưng lại thích chơi điện tử.
Nếu bạn yêu cầu con cái làm điều gì đó nhưng bản thân lại không làm thì việc giáo dục của bạn sẽ thiếu tính thuyết phục.
Lời khuyên: “Muốn con ngoan, cha mẹ phải tốt trước”. Cha mẹ nên cố gắng hết sức, làm gương cho con cái, không ngừng học hỏi và phấn đấu hoàn thiện bản thân để giành được sự tôn trọng và tin tưởng của con cái.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)