Hiện nay, việc nuôi dạy trẻ có nhiều thay đổi so với quá khứ. Cha mẹ có xu hướng dành nhiều lời khen hơn là mắng mỏ hay đánh đòn.
Nhưng với người Nhật, họ khuyên rằng ngay cả khi con có thành tích tốt hoặc giành chiến thắng trong các cuộc thi khác nhau bạn cũng không nên khen con mình bằng những lời như "quá xuất sắc" hay "quá giỏi". Mặc dù những lời khen ngợi như vậy sẽ khiến con bạn rất vui. Nhưng nếu dùng thường xuyên những từ này có tác dụng tiêu cực, vì nó sẽ tạo áp lực cho các con. Bé luôn phải cố gắng làm tốt mọi việc để được bố mẹ khen ngợi.
Khi nhận được điểm thấp hoặc không giành chiến thắng trong cuộc thi, trẻ lo lắng về phản ứng của cha mẹ. Trẻ sẽ có cảm giác rằng giá trị bản thân đã giảm sút, sau này con sẽ trở thành người luôn quá quan tâm đến đánh giá của người khác, không thể đưa ra quyết định.
Bên cạnh đó, trẻ sẽ có xu hướng bắt nạt một người bạn vượt trội hơn mình hoặc sử dụng bạo lực để được công nhận. Điều này, có thể dẫn đến tổn hại thể chất hoặc quấy rối người khác trong tương lai của con.
Có một số lời khen mà cha mẹ có thể thay thế như: "Con đã rất nỗ lực", "Con đã làm tốt" hoặc "Vì con đã cố gắng nên thành tích này là xứng đáng"...
Đây là những lời khen mà phụ huynh dành cho sự cố gắng học tập của con em mình. Nó không phải là một lời khen để đánh giá. Trẻ sẽ đánh giá cao những lời khen ngợi mà không so sánh chúng với bạn bè cùng trang lứa. Bởi vậy con sẽ luôn cố gắng làm cho bản thân trở nên tốt hơn...
Khen ngợi là những lời có thể nâng cao sự phát triển của trẻ, nhưng những lời khen phải được thận trọng, không đánh giá sai thành tích của trẻ. Khen ngợi con bạn mỗi ngày dù chỉ một chút và đúng cách. Chúng ta hãy quan sát trẻ cố gắng và củng cố để trẻ thấy được giá trị của bản thân.
Ánh Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)