Kể từ khi Min Min bắt đầu làm việc sau khi hết nghỉ thai sản, bà nội và bà ngoại thay phiên nhau chăm sóc bọn trẻ. Nhưng hàng ngày gia đình đều xảy ra tranh cãi rất lâu về chuyện nấu nướng. Bà ngoại muốn nấu thêm những món con gái yêu thích vì dù sao đi làm cũng vất vả, không thể tránh khỏi việc muốn ăn những gì mình thích. Nhưng bà nội lại chỉ nấu các loại súp, mục đích là để con dâu sản xuất sữa và hỗ trợ dinh dưỡng cho cháu trai.
Trên thực tế, giữa mẹ chồng và bà ngoại có sự khác biệt khi chăm sóc những đứa trẻ trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Tình cảm với con và cháu
Bà ngoại: Bà thường truyền cho bé ý tưởng rằng mẹ rất yêu con. Mẹ sẽ sớm tan làm và bà rất sẵn lòng chơi cùng con. Tóm lại, quan điểm mà bà truyền cho bé là con phải yêu mẹ nhiều hơn.
Bà nội: Bà là người hết lòng với bé nhưng bà luôn muốn gần gũi với bé nhưng bà luôn nói những điều như mẹ không thương con, đẩy con ra xa, khiến con cảm thấy mẹ không yêu mình.
Ăn uống
Bà ngoại: Mọi người đều nói rằng mẹ họ yêu con gái nhất. Câu này luôn đúng. Chăm cháu là quan trọng, nhưng về nấu ăn, bà ngoại cơ bản là nấu món con mình thích, không ép buộc con ăn nhưng món không thích.
Bà nội: Bà chỉ nghĩ đến cháu trai thôi. Về nấu ăn, chỉ cần mẹ ăn món gì lợi sữa là bà nội sẽ ép mẹ ăn, đặc biệt là các loại canh bổ, đôi khi khiến mẹ phát chán và thấy sợ.
Mâu thuẫn nuôi dạy cháu
Bà ngoại: Trẻ con chắc chắn sẽ dễ bị ốm, khi đó bà ngoại sẽ nói với con mình càng sớm càng tốt. Suy cho cùng thì đó là mẹ của cháu mình, sẽ không có rào cản nào cả. Bà cũng sẽ trực tiếp cùng mẹ đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.
Bà nội: Nếu cháu bị bệnh, câu đầu tiên bà sẽ nói là “chăm sóc con kiểu gì mà để con lại ốm”, vì vậy nếu tình trạng này kéo dài sẽ dễ gây rạn nứt giữa hai vợ chồng.
Trên thực tế, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và mẹ đẻ trong việc chăm nuôi cháu luôn tồn tại từ xa xưa, bởi họ dù sao cũng không phải là một gia đình, chỉ có con cái là sợi dây gắn kết giữa hai người nên khó tránh khỏi những khác biệt trong quá trình nuôi dạy bé.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)