1. Gia đình thiếu sự chăm sóc
Thực tế cho thấy những đứa trẻ không sống cùng hoặc thiếu sự chăm sóc của cha mẹ sẽ hay bị bắt nạt. Vì cha mẹ đi vắng nên trẻ thường ở với ông bà. Trẻ em khị bị bắt nạt sẽ không có cách nào để chia sẻ hoặc chúng nghĩ rằng dù có nói thì người già cũng không giúp ích được gì nên chỉ biết nuốt cơn giận, âm thầm chịu đựng.
2. Gia đình hay đàn áp lên con cái
Nếu một đứa trẻ bị cha mẹ đàn áp lâu ngày ở nhà thì chúng sẽ dễ bị đàn áp ở bên ngoài. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng sau khi bị bắt nạt trong khuôn viên trường, đại đa số nạn nhân sẽ không cầu xin sự giúp đỡ, thay vào đó chúng sẽ trốn vào một góc khuất và âm thầm chịu đựng. Khi được hỏi tại sao, chúng chỉ nói một câu: "sợ sau khi phản kháng sẽ càng bị tăng cường áp bức, tra tấn".
Đứa trẻ dường như đã quyết định rằng sự phản kháng là không hiệu quả và sẽ chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Tại sao? Vì ở nhà chúng cũng hay bị cha mẹ đàn áp như vậy, rồi dần dần hình thành thói quen không dám chống cự.
3. Gia đình không tôn trọng con cái
Tôn trọng là sự thừa nhận quyền và lợi ích của đối phương, khi một người lâu ngày không được tôn trọng sẽ cho rằng mình đã mất đi quyền và lợi ích của mình, cho rằng điều đó không thuộc về mình. Tương tự, nếu những điều mà trẻ quan tâm, hoặc quyền riêng tư của trẻ bị xâm phạm nhưng bị cha mẹ phớt lờ, trẻ sẽ khó bảo vệ quyền lợi của mình bên ngoài gia đình.
Thông thường, trẻ có những cảm xúc, suy nghĩ riêng. Nếu cha mẹ tỏ ra thờ ơ với những điều mà trẻ coi là quý giá, điều đó sẽ khiến trẻ cho rằng suy nghĩ và cảm xúc của mình không quan trọng. Từ đó trẻ bị bắt nạt cũng không dám bày tỏ với ai.
4. Những gia đình không lắng nghe lời con cái
Khi trẻ còn nhỏ và chưa có khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập, chúng thường cần nói chuyện với người lớn và tìm kiếm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường trở nên tức giận khi nghe tin dữ và đổ mọi trách nhiệm lên con mình.
Nếu trẻ vô tình làm vỡ thứ gì đó, cha mẹ không ngay lập tức kiểm tra xem trẻ có bị thương hay không hoặc hỏi tại sao trẻ làm vỡ đồ vật đó, rồi ngay lập tức đổ lỗi cho trẻ là kẻ phá hoại. Lâu dần, trẻ sẽ nghĩ rằng không được kể với bố mẹ những điều không hay, nếu không sẽ bị mắng.
Đây là lý do tại sao trẻ em ngại nói với cha mẹ khi bị bắt nạt. Vì vậy, nếu muốn con tìm đến bạn càng sớm càng tốt khi chúng gặp khó khăn, trước tiên bạn phải làm cho con tin tưởng rằng bạn luôn đứng về phía chúng. Dù trong hoàn cảnh nào, khi trẻ nhờ giúp đỡ hay giải thích sự việc, cha mẹ cũng nên đủ kiên nhẫn để lắng nghe, đồng thời giúp con phân tích và giải quyết vấn đề bằng thái độ khách quan, lý trí, thay vì mù quáng theo đuổi đúng sai.
Làm thế nào để trẻ dũng cảm đứng lên chống lại kẻ bắt nạt?
1. Dạy trẻ nhận biết bắt nạt
"Bất kỳ hành vi hung hăng, lặp đi lặp lại với mối quan hệ quyền lực không bình đẳng đều là bắt nạt ." Đây là định nghĩa về bắt nạt của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Dan Olweus vào năm 1970 và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Cả cha mẹ và con cái cần biết rằng bắt nạt không chỉ đề cập đến bạo lực thể xác mà còn bao gồm những hành vi thường bị coi là “đùa”, “trò đùa”, “nghịch ngợm” như tấn công bằng lời nói, cách ly xã hội...
Nếu trẻ không nhận biết được những hành vi bắt nạt này sẽ dễ gây ra tâm lý nghiêm trọng và làm thay đổi nhận thức của bản thân. Theo thời gian, trẻ sẽ cho rằng việc mình bị bắt nạt là điều đương nhiên và im lặng chịu đựng.
2. Nuôi dưỡng trẻ ý thức chống bắt nạt
Khi bắt nạt xảy ra, chúng ta không thể chỉ tập trung vào sự việc mà bỏ qua các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Đồng thời trực tiếp nói với con rằng cha mẹ sẽ luôn là chỗ dựa vững chắc nhất và sẽ luôn bảo vệ, hỗ trợ con.
Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)