Nghĩ rằng một kiểu hình phạt là phù hợp
Sai lầm này chẳng có gì ngạc nhiên. Hình ảnh đầu tiên mà chúng ta nghĩ tới khi tức giận là hình phạt. Nhưng một số trẻ có vẻ rất nghe lời khi bạn nói với chúng một cách nghiêm khắc, một vài trẻ lại tỏ ra chẳng tác động gì. Một số thì tỏ ra rất tiếp thu sau lần đầu nhưng nhiều trẻ thì lại tiếp tục lặp đi lặp lại nhiều lần lỗi đó khiến bạn cáu kỉnh.
Do đó không phải là tính khí mà còn do độ tuổi và sự phát triển. Việc của một đứa trẻ chưa đến tuổi đi học là đẩy qua những giới hạn và làm những việc mà bạn đã bảo là không được làm. Còn việc của một đứa trẻ ở tuổi tiểu học là bắt đầu khẳng định sự độc lập của bé, theo những cách đôi khi rất khó chịu.
Trẻ ở tuổi nào thì cũng đều không thích nghe những bài thuyết giảng dài dòng của cha mẹ. Một đứa trẻ mẫu giáo cần có kỷ luật nhanh, trực tiếp và đơn giản. Một đứa trẻ tuổi tiểu học sẽ phản ứng tốt nhất với hình phạt là tách bé ra khỏi bạn bè đồng lứa. Hiểu rằng chúng đang ở độ tuổi nào trong quá trình trưởng thành là bí quyết để có thể lựa chọn cách thức phù hợp khi đưa ra các kỉ luật và tránh tuyệt vọng cho chính bạn.
“Giận cá, chém thớt”
Cha mẹ giận nhau, đó là chuyện của người lớn, con cái chẳng có tội gì. Vậy mà có những đứa trẻ vẫn phải hứng chịu những cơn thịnh nộ của cha, những câu “nói kháy” của mẹ, nói con nhưng để nhằm vào bố. Liệu thế có công bằng?
Nhiều bậc làm cha, làm mẹ khi mắng con xong rồi mới thấy mình sai, mình vô lý. Có người ngại xin lỗi con nên bỏ qua, có người thì chủ động xin lỗi con nhưng cũng không bù đắp được tổn thương đã gây ra trong lòng chúng.
Lạm dụng quá mức hình phạt
Những kỷ luật và hình phạt phải nên phù hợp với lỗi mà chúng mắc phải chứ không phải tình trạng cảm xúc của bạn. Và nó cần là một điều gì đó khả thi. Bạn không nên áp dụng một hình phạt nặng nề (bạn cho rằng nó có hiệu quả) lên tất cả các lỗi mà bé gây ra. Điều này có thể làm cho bé quá quen với kiểu hình phạt đó mà không còn thấy sợ nữa.
Đưa ra hình phạt quá nhẹ nên bé không sợ
Để một hình phạt con có tác dụng, các ông bố bà mẹ cần đưa ra một kỉ luật mà con họ sẽ không lặp lại nữa. Ví dụ, lấy đi đồ chơi yêu thích của bé, bắt trẻ ở trong phòng hoặc không được xem tivi. Nói chung đều có tác dụng.
Tất nhiên với mỗi gia đình và mỗi trẻ là khác nhau và bố mẹ cũng nên nghĩ về điều gì là hiệu quả nhất tùy theo tính cách và sở thích của con. Ví dụ, một đứa trẻ thích giao lưu bạn bè thì cấm túc sẽ có tác dụng, còn một đứa trẻ yêu thích truyền hình thì không xem tivi sẽ khiến bé phải chú tâm và sửa đổi.
Phạt không nói lý do
Khi phạt con, cha mẹ cần giải thích cụ thể, rõ ràng nguyên nhân con bị phạt và nếu con tiếp tục phạm lỗi đó thì sẽ có hậu quả gì. Có vậy mới khiến trẻ ngoan ngoãn, tuân theo hình phạt của cha mẹ. Lặng lẽ phạt con dễ khiến trẻ có thái độ hậm hực với cha mẹ vì trẻ không hiểu do đâu mình bị phạt và lần sau rất có thể trẻ lại mắc lỗi. Hãy dùng lời lẽ phân tích đúng - sai, phải - trái cho trẻ thay vì la mắng, đánh đập.
Thiếu kiên định
Khi bạn nói “không” với một điều gì đó như “không ném cát nữa”, bạn phải tiếp tục nói không hoặc có những phản ứng gay gắt hơn. Nếu thỉnh thoảng bạn lại nhượng bộ “Thôi được con có thể nghịch nếu không bị dính cát vào mắt”, đứa trẻ sẽ cảm thấy rối và nhanh chóng hiểu thực tế rằng chúng có quyền chơi như vậy.
Chúng ta đều không muốn nói “không” với mọi thứ các con thích nên hãy lựa chọn và quyết định điều gì là thực sự cần thiết cấm đoán.
Luôn tập trung vào điều tiêu cực
Một cách khác để phòng trước cách cư xử không tốt của trẻ, ví dụ trước khi vào siêu thị, thay vì nói câu: “nếu con không cư xử tốt, mẹ sẽ tức giận và không mua gì cho con” thì hãy nói “ chúng ta phải đi siêu thị mua rất nhiều đồ và mẹ cần sự giúp đỡ. Nếu các con giúp mẹ và cư xử tốt, thì trên đường về chúng ta sẽ cùng đi ăn kem, được chứ?” hãy nghĩ xem, con bạn thích cách nói nào hơn?
Đừng phạt con chỉ vì muốn làm con xấu hổ, bẽ mặt
Vì làm như vậy chỉ khiến cho trẻ có những suy nghĩ tiêu cực rằng cha mẹ mình rất nhỏ nhen, ích kỷ, bất công, không thương mình. Phạt như vậy không mang lại lợi ích gì mà ngược lại làm cho trẻ quay phản kháng và bạo lực hơn. “Đừng nghĩ rằng làm như vậy con sẽ xấu hổ mà thay đổi. Không ai giáo dục thành công bằng cách đi bêu xấu hoặc làm bẽ mặt trẻ. Vì thế tuyệt đối tránh phạm phải sai lầm trên”
Phunutoday.vn