Đi theo dọn dẹp bãi bừa bộn của con
Đừng cứ đi theo để xử lý thay con những hậu quả con gây ra sẽ khiến con sinh hư, ỷ lại, nghĩ rằng sau lưng có bố là muốn làm gì thì làm. Muốn thế thì phải rèn con từ nhỏ, ngay từ việc tự dọn đồ chơi, tự rửa chén, lau bàn… Đừng có hở ra việc gì cũng “để đó cho bố”.
Bao biện con là trẻ nhỏ mỗi khi chúng làm sai
Từ khi nào việc chỉ là một đứa trẻ biến thành cái cớ để con có quyền phạm lỗi? Tuổi tác không bao giờ nên là cái cớ bao trùm cho những khuôn mẫu thiếu tôn trọng hoặc không vâng lời của con trẻ. Nếu con làm sai, hãy dạy chúng làm lại điều đúng đắn, hãy trở thành một ông bố nghiêm túc và đáng tôn trọng.
Con đòi gì là cho đó ngay
Việc những đứa trẻ mè nheo, khóc lóc khiến các ông bố bối rối và dễ đưa ra thỏa thuận. Chỉ cần con đòi thứ gì là cho thứ đó, nhưng điều này không tốt, hình thành tính xấu coi mình là trung tâm vũ trụ của đứa trẻ, hoặc luôn lấy nước mắt ra dọa bố. Tốt nhất nên suy xét kỹ trước những yêu cầu của con, nếu không biết làm sao cho tốt, hãy hỏi vợ.
Cho phép con bỏ cuộc
Bản thân các bố luôn kiên trì trong cuộc sống nhưng vì thấy con còn nhỏ lại cho phép chúng dễ dàng bỏ cuộc. Dạy con thì không có thời điểm sớm – muộn, dạy con kiên trì làm việc là cần dạy từ nhỏ.
Ngầm cho phép con có những hành động thô lỗ, thiếu tôn trọng người lớn
Vì nghĩ con còn nhỏ nên những hành động như vỗ vào đầu bố, nói chuyện to tiếng thiếu tôn trọng với bố đều dễ dàng cho qua. Thậm chí có những ông bố nói chuyện như những người bạn với con mình. Điều này khiến trẻ thiếu tôn trọng bố, khó dạy dỗ con sau này.
Không tuân theo kỷ luật
Khi bố nói mà không làm, kêu phạt nhưng lại tha, bố đang truyền đạt cho con mình rằng lời nói của bố không có trọng lượng. Vì vậy, một khi đưa ra những lời cảnh báo và các hình phạt đi kèm, nhất định phải phạt con cho đúng.
Thay con quyết định mọi thứ
Nhiều ông bố có tính thích kiểm soát, gia trưởng, tự mình làm chủ, tự mình quyết định mọi việc trong gia đình. Tuy nhiên việc thay con quyết định chuyện học ở đâu, làm nghề gì là không đúng đắn.
Điều này có thể dẫn đến 2 trường hợp, một là tạo ra một đứa con thụ động, không tự lập, thiếu quyết đoán, sống nhu nhược, yếu đuối. Hai là tạo ra một đứa con ngỗ ngược, phản kháng trước những thúc ép từ bố.
VD (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)